Xe ô tô chết máy do các nguyên nhân như thiếu nước làm mát, dầu nhớt hết hạn, lọc động cơ bám bẩn, bơm xăng nứt vỡ,… Cách tốt nhất để xử lý xe tô bị chết máy là nên mang tới cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp. Tại đây có đầy đủ dụng cụ, thợ kỹ thuật giúp sửa chữa xe nhanh chóng và an toàn.
Xe ô tô chết máy với 5+ lỗi thường gặp
Khi đang di chuyển trên đường, xe ô tô xuất hiện tình trạng rung giật và ngừng dần không chạy. Đây là hiện tượng xe ô tô bị chết máy do động cơ xe lâu ngày không được vệ sinh, bảo dưỡng.
Xe ô tô chết máy do thiếu nước làm mát
Nước làm mát ô tô có vai trò giúp tản nhiệt, giúp động cơ chạy êm ái, ổn định. Khi hệ thống nước làm mát bị thiếu hụt, nhiệt độ động cơ tăng nhanh dẫn tới quá tải nhiệt và làm xe bị chết máy. Để xử lý xe ô tô bị chết máy tình huống này, chủ xe cần:
- Bước 1: Ngắt khởi động xe, điều hòa và các thiết bị khác sau đó chờ động cơ nguội hẳn rồi mới kiểm tra nước làm mát.
- Bước 2: Nếu thấy cạn nước làm mát, hãy châm thêm nước mới nếu có sẵn hoặc dùng tạm nước lọc. Trường hợp nước làm mát đã cũ, hết hạn thì thay mới bằng cách mở van xả phía dưới gầm xe.
- Bước 3: Khởi động lại động cơ xe sau khi nước làm mát được làm đầy.
Xe ô tô chết máy do rò rỉ, hết hạn dầu nhớt
Theo nhà sản xuất khuyến cáo, tần suất thay dầu động cơ dao động 6 – 12 tháng một lần hoặc sau mỗi 5.000 – 10.000km tương đương. Dầu động cơ lâu ngày không được bổ sung, thay mới làm giảm hiệu quả bôi trơn, làm mát động cơ dẫn tới xe chết máy.
Chủ xe kiểm tra và thay dầu bằng cách châm thêm dầu nếu thấy thiếu hụt. Lưu ý không đổ quá nhiều hoặc quá ít dầu sẽ làm giảm hiệu suất và tuổi thọ động cơ.
Xem thêm:
Xe ô tô chết máy do lọc gió động cơ buồng đốt hư hỏng, bẩn
Lọc gió động cơ buồng đốt là bộ phận quan trọng của xe, có vai trò lọc cặn bẩn của không khí trước khi đưa vào buồng đốt. Lọc gió khi sử dụng thời gian quá dài trên 12 tháng hoặc trên 10.000km không được vệ sinh sẽ bám bụi bẩn, rách gây tắc nghẽn hoặc xe chết máy.
Chủ xe có thể vệ sinh lọc gió bằng cách:
- Bước 1: Mở khoang động cơ ô tô và tìm chính xác vị trí lọc gió, thường nằm bên dưới nắp capo.
- Bước 2: Mở nắp hộp đựng lọc gió và kiểm tra tình trạng. Nếu thấy bụi bẩn bám nhiều có thể xử lý nhanh bằng cách gõ nhẹ lọc gió xuống mặt đường để bụi bẩn rơi vợi ra ngoài. Dùng khăn khô lọc sạch lọc gió.
- Bước 3: Lắp lại lọc gió theo đúng chiều và khởi động xe.
Xem thêm:
Xe ô tô chết máy do bơm xăng tắc nghẽn
Xe khó khởi động, đề mãi không nổ có thể do bơm xăng gặp vấn đề. Bơm xăng hoạt động lâu ngày khiến cặn bẩn tích tụ, áp suất nhiên liệu giảm xuống.
Bình chứa xăng trong tình trạng mức xăng thấp quá khiến bơm xăng hoạt động liên tục quá tải. Từ đó làm xe nhanh bị nóng, nhiên liệu từ bơm xăng tới kim phun bị cản trở gây ra chết máy.
Trường hợp bơm xăng hư hỏng, bạn cần liên hệ tới các gara ô tô để hỗ trợ vệ sinh, sửa chữa kịp thời.
Xem thêm:
Xe ô tô chết máy do bugi gặp vấn đề
Bugi lỗi gây ra hiện tượng xe ô tô không nổ, tiêu hao nhiên liệu bất thường, đèn báo sáng liên tục . Sau 6.000 – 8.000km di chuyển chủ xe nên kiểm tra bugi một lần. Các dấu hiệu cho thấy bugi bị lỗi là bugi đen ướt do rỉ nhớt, bugi mòn cực tâm, bám muội than đen,…
Để xử lý vấn đề với bugi, chủ xe tắt máy, đợi hạ nhiệt rồi mới kiểm tra vì bugi rất nóng. Nếu nhận thấy bugi hư hỏng nặng, hãy liên hệ cơ sở gara để được hỗ trợ sửa chữa.
Lời khuyên:
Có nên tự ý sửa xe ô tô chết máy trên đường không
Hầu hết xe ô tô bị chết máy khi đang di chuyển trên đường nên sửa chữa khó khăn hơn. Chủ xe không nên tự ý sửa chữa xe chết máy khi động cơ đang nóng hoặc không có dụng cụ sửa chữa. Chủ xe hãy tự trang bị găng tay, tuavit, dầu nhớt, nước làm mát,… để có thể xử lý xe chết máy trên đường.
Để đảm bảo an toàn, chủ xe liên hệ tới các gara ô tô cung cấp dịch vụ sửa chữa lưu động. Chủ xe chỉ cần tra trên google hoặc trên map sẽ có đầy đủ thông tin địa chỉ liên hệ.
Hy vọng bài viết của Điện máy Lucky đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về xe ô tô chết máy, nguyên nhân và cách xử lý. Hãy tự trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết trong tham gia và sử dụng phương tiện giao thông.