Bơm mỡ máy xúc là việc cần thiết giúp máy hoạt động ổn định, trơn tru, tăng độ bền cho máy. Vậy cần bơm mỡ các bộ phận nào của máy? Quy trình bơm mỡ như nào là đạt chuẩn? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể thông qua nội dung dưới đây.
Lý do cần bơm mỡ máy xúc thường xuyên
Bơm mỡ cho máy xúc là công việc bảo dưỡng định kỳ theo lịch bảo dưỡng của công trường xây dựng hoặc được bảo dưỡng định kỳ sau 100 giờ vận hành. Việc bơm mỡ cho máy xúc thường xuyên giúp:
- Giảm ma sát giữa các bộ phận như vòng bi, khớp nối, bạc đạn, tay máy,… từ đó giúp kéo dài tuổi thọ của các chi tiết, tối ưu chi phí sửa chữa trong quá trình sử dụng.
- Các chi tiết của máy xúc khi hoạt động bị ma sát sẽ sinh ra nhiệt lớn dễ gây hỏng các chi tiết. Việc bơm mỡ máy xúc giúp hạn chế ma sát, giảm nhiệt độ của máy xúc trong quá trình vận hành.
- Mỡ bò có tác dụng hạn chế han gỉ, hạn chế nước, bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết máy giúp máy xúc hoạt động ổn định.
- Các bộ phận như cần tay, khớp nối và piston thủy lực khi được bôi trơn mỡ bò giúp máy vận hành mượt mà, đạt hiệu suất cao.
Các bộ phận cần bơm mỡ trên máy xúc
Bơm mỡ máy xúc giúp máy hoạt động ổn định, trơn tru, tối ưu chi phí trong quá trình bảo dưỡng máy. Trong quá trình bơm mỡ cần bổ sung mỡ cho đầy đủ các bộ phận chính và các chi tiết dễ bị mài mòn như:
Các bộ phận chính cần bôi trơn
Các bộ phận chính cần bôi trơn là các chi tiết tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của máy xúc, chịu tải lớn. Bơm mỡ cho các bộ phận chính là việc nhất định không thể bỏ qua trong quá trình bảo dưỡng máy xúc.
Cụ thể các bộ phận chính cần bơm mỡ máy xúc gồm:
- Khớp nối của cần và tay máy: đây là 2 chi tiết chịu tải lớn nhất của máy xúc, hạn chế rủi ro bị vỡ cần trục trong quá trình làm việc.
- Bạc đạn ở bánh xe, trục quay, hệ thống thủy lực: giúp bảo vệ bạc đạn không bị vỡ do ma sát sát quá tải.
- Hệ thống thủy lực gồm xy lanh, bơm và các van điều khiển: giúp cải thiện hiệu suất làm việc, giảm tiếng ồn trong quá trình vận hành.
- Các khớp của trục quay: thường phải chịu tải lớn và hoạt động liên tục với cường độ cao
Những bộ phận dễ bị mài mòn
Ngoài các bộ phận chính, bơm mỡ máy xúc nhất định không thể bỏ qua các chi tiết dễ bị mài mòn, đảm bảo tổng thể máy xúc hoạt động ổn định và tối ưu nhất:
- Khớp nối của hệ thống điều khiển và lái giúp quá trình điều khiển máy xúc vận hành ổn định, mượt mà, chính xác, giảm thiểu tình trạng bị cứng trong quá trình lái.
- Bôi trơn hệ thống bánh răng giúp giảm ma sát, bảo vệ các bánh răng khỏi mài mòn và kéo dài tuổi thọ của hệ thống truyền động.
- Bánh xe, các trục bánh xe và bộ phận treo được bôi trơn giúp giảm ma sát, bảo vệ các bộ phận khỏi mài mòn và hư hỏng do tải trọng lớn.
Quy trình bơm mỡ máy xúc chuẩn nhất
Quy trình bơm mỡ máy xúc đạt chuẩn, đúng kỹ thuật giúp máy hoạt động ổn định, tối ưu lượng mỡ bôi trơn trong quá trình bảo dưỡng máy. Dưới đây là quy trình 4 bước bơm mỡ cho máy xúc chuẩn kỹ thuật được chia sẻ bởi kỹ thuật Điện máy Lucky:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bơm mỡ
- Máy bơm mỡ: có thể sử dụng máy bơm mỡ cầm tay, khí nén hoặc bằng điện tùy đặc điểm khu vực bảo dưỡng.
- Súng bơm mỡ: đầu nhọn hoặc đầu vuông.
- Đồ bảo hộ: gồm găng tay, kính bảo hộ, giày bảo hộ,…
Bước 2: Xác định các điểm cần bơm mỡ
- Trong lịch trình bảo dưỡng máy xúc, các bộ phận chính bắt buộc phải bổ sung mỡ bôi trơn.
- Các chi tiết phụ như bánh răng, trục bánh xe có thể bôi trơn thường xuyên nếu thấy xe phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động hoặc thường xuyên di chuyển trong khu vực đường ướt, mưa nhiều,…
Bên cạnh xác định các vị trí cần bơm mỡ, bạn cần xác định khả năng làm việc của các chi tiết cần bôi trơn. Nếu các chi tiết này bị mài mòn, hử hỏng cần tiến hành thay mới luôn.
Bước 3: Bơm mỡ máy xúc
- Dùng khăn khô lau sạch mỡ cũ, bụi bẩn các chi tiết trước khi tiến hành bơm mỡ mới.
- Bơm đúng – đủ lượng mỡ cho các chi tiết máy xúc, tránh bơm quá nhiều gây bít tắc và làm chảy mỡ ra ngoài các chi tiết khác.
Bước 4: kiểm tra máy xúc sau bơm mỡ
- Kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết đã được bôi trơn đúng – đủ hay chưa.
- Các vị trí có mỡ thừa bị chảy ra ngoài cần dùng khăn lau sạch để không làm bẩn các bộ phận khác.
- Vận hành máy xúc sau bơm mỡ để đánh giá chất lượng máy sau bảo dưỡng, nếu có tiếng động lạ hoặc khó điều khiển cần kiểm tra lại các chi tiết.
Các loại mỡ phù hợp cho máy xúc
Mỡ bôi trơn có tác dụng lớn trong việc bôi trơn, tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy xúc. Tùy từng bộ phận mà việc chọn loại mỡ bôi trơn sẽ khác nhau.
Hiện nay có 5 loại mỡ bôi trơn được sử dụng phổ biến cho máy xúc gồm:
Mỡ bơm máy xúc | Đặc điểm |
Mỡ lithium | Có khả năng chịu nhiệt tốt và chống lại sự ăn mòn, làm việc hiệu quả trong nhiều điều kiện môi trường. |
Mỡ chịu nhiệt | Dùng cho các bộ phận cần khả năng chịu nhiệt và áp suất cao như các bạc đạn, bánh răng trong hệ thống truyền động |
Mỡ thủy lực | Dùng cho các hệ thống thủy lực của máy xúc, như các xi-lanh thủy lực, van và các bộ phận của hệ thống thủy lực. Mỡ thủy lực có khả năng bôi trơn tốt trong môi trường áp suất cao và có khả năng chống rỉ sét. |
Mỡ EP | Mỡ được sử dụng cho các bộ phận như trục quay, bánh răng của máy xúc. |
Mỡ chống gỉ | Dùng cho các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, nước hoặc các yếu tố gây ăn mòn |
Các công cụ hỗ trợ bơm máy xúc
Để quá trình bơm mỡ cho máy xúc đạt hiệu quả cao, tối ưu công sức lao động nhất định không thể bỏ qua máy bơm mỡ. Máy bơm mỡ chuyên dụng có khả năng bắn mỡ xa tới 60cm, lưu lượng mỡ đạt 0.85l/phút đảm bảo quá trình bảo dưỡng đạt hiệu quả cao.
Máy bơm mỡ cho máy xúc được đánh giá cao gồm máy bơm mỡ bằng điện, máy bơm mỡ tay – chân và súng bơm mỡ cầm tay, trong đó:
Máy bơm mỡ máy xúc | Đặc điểm |
Máy bơm mỡ bằng điện |
|
Máy bơm mỡ bằng tay – chân |
|
Súng bơm mỡ cầm tay |
|
5 lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng máy xúc
Trong quá trình bơm mỡ máy xúc, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, quy trình bơm mỡ đạt chuẩn bạn cần chú ý 1 số vấn đề sau:
- Tuân thủ việc bơm mỡ cho máy xúc định kỳ, đúng – đủ các chi tiết cần bôi trơn đảm bảo máy xúc vận hành ổn định.
- Chọn đúng loại mỡ bôi trơn, nếu mỡ quá lỏng làm giảm khả năng chống ma sát, tăng sinh nhiệt trong quá trình vận hành.
- Kiểm tra và thay dầu nhớt định kỳ sau 250 – 500 giờ họat động bởi dầu cũ có thể bị nhiễm bẩn, giảm khả năng bôi trơn và làm tăng ma sát giữa các bộ phận.
- Kiểm tra các bộ phận như quạt làm mát, két làm mát và các đường ống làm mát giúp máy xúc tản nhiệt nhanh, tăng độ bền cho động cơ.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện như ắc quy, dây điện, công tắc, bảng điều khiển đảm bảo các hệ thống điều khiển hoạt động ổn định, không có hiện tượng chập mạch hoặc hư hỏng.
Trên đây là gợi ý về quy trình bơm mỡ máy xúc đạt chuẩn và 1 số lưu ý quan trọng trong quá trình bảo dưỡng máy mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được hỗ trợ trực tiếp 24/7!