Tác hại khi để xe máy ngoài nắng quá lâu – Cách bảo vệ đơn giản

Xe máy để ngoài nắng có sao không?” là chủ đề được nhiêu người quan tâm hiện nay. Thời tiết Việt Nam, đặc biệt là vào mùa hè, nền nhiệt ngoài trời sẽ rất cao (có thời điểm đo nhiệt độ mặt đường lên trên 50 độ C). Nếu bạn là người thường xuyên để xe trên vỉa hè, khu vực không có mái che,… thì hãy đọc bài viết dưới đây. Điện máy Lucky xin tổng hợp kiến thức về tác hại và cách bảo vệ vô cùng đơn giản.

xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-1
Đỗ xe máy ngoài nắng có thể ảnh hưởng xấu tới xe

Các tác hại khi để xe máy ngoài nắng

Nhiệt độ ngoài trời là tác động trực tiếp ảnh hưởng tới nhiệt độ trong xe. Theo thông tin từ các hãng xe lớn đã công bố: nhiệt độ ngoài trời ở mức 35 độ C thì chỉ cần 20 phút, nhiệt độ xe máy có thể tăng 40 – 45 độ C.

Sơn xe bị phai màu, mất độ bóng

Bên cạnh nguy cơ cháy nổ bình xăng, xe còn dễ bị phai màu, bạc màu, bong tróc nếu để liên tục ngoài trời nắng. Nguyên nhân là bởi:

  • Nhiệt độ càng cao 40 – 60 độ C nên lượng tia UV từ mặt trời càng tăng tốc quá trình oxy hóa sơn xe, làm cho lớp sơn nhanh chóng phai màu, gây mất thẩm mỹ.
  • Nếu chủ xe để phương tiện của mình dưới trời nắng mà không sử dụng các phụ kiện bảo hộ như bạt trùm xe máy, lớp vỏ nhựa dễ bị giòn, rạn nứt.
xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-2
Xe để ngoài nắng hoặc di chuyển dưới nắng lâu làm bạc màu xe

Yên xe bị nứt, mất độ đàn hồi

Yên xe được làm từ chất liệu giả da, có độ bền không bằng da thật. Trong môi trường nhiệt độ cao, yên xe sẽ xuất hiện tình trạng giãn nở. Cho đến khi hết nắng, phần da trên yên xe lại co dần. Từ đó dẫn đến vấn đề giãn nở liên tục, lâu dần khiến yên xe nứt và không còn đàn hồi như cũ.

Thêm nữa, anh nắng đặc biệt là buổi trưa, chứa lượng UV cao, có khả năng phá hủy kết cấu da trên yên xe. Lâu ngày dẫn đến việc xuống cấp, nứt hoặc thủng.

xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-3
Xe máy nếu để trời nắng quá lâu làm sơn phai nhanh, nguy cơ cháy nổ

Các bộ phận nhựa bị giòn, nứt vỡ

Hiện nay, phần khung xe có rất nhiều chỗ được làm từ nhựa cứng. Trong khi đó, nhựa phơi nắng trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng xấu, giảm chất lượng. Tia UV có thể khiến các chi tiết làm bằng nhựa phai màu dần hay thậm chí là giòn và vỡ.

Nhựa là chất liệu có biên độ giãn nở không cao, khi phải biến chuyển theo nhiệt độ môi trường sẽ rất dễ dẫn đến việc hư hỏng và nứt vỡ.

xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-4
Đỗ xe ngoài nắng khiến các phần nhựa dễ hỏng

Hệ thống điện và ắc quy dễ bị hư hỏng

Các bộ phận như hệ thống điện và ắc quy sẽ bị ảnh hưởng lớn khi để xe ngoài nắng. Đặc biệt là trong những trường hợp bạn mới di chuyển xong và đỗ xe lại. Lúc này, động cơ xe còn rất nóng, cộng thêm tác động với nhiệt độ ngoài môi trường.

=> Tình trạng quá tải về nhiệt sẽ diễn ra, các linh kiện và chi tiết bên trong khả năng cao sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Thời gian dài như vậy, chắc chắn sẽ dẫn đến hỏng hóc.

xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-5
Khi xe tắt máy, động cơ còn rất nóng

Xe có thể phát nổ

Xăng là nhiên liệu chất đốt và khi nhiệt độ tăng cao làm nhiệt độ buồng đốt tăng nhanh dễ gây cháy nổ ở động cơ xăng. Nguyên nhân là bởi:

  • Khi để xe ngoài trời nắng, đặc biệt là nhiệt độ năng cao từ 40 độ C trở lên làm xăng giãn nở, tăng nhiệt độ bình xăng.
  • Nhiệt độ tăng làm áp suất nén hơi trong xe tăng đột ngột, mất kiểm soát và nguy cơ cao bốc cháy tự nhiên.
  • Theo tính toán của các kỹ sư, tỷ số nén ở động cơ xăng là 9 – 13 và tỷ số này thay đổi khi nhiệt độ tăng, tác động trực tiếp đến khả năng tự bốc cháy ở xăng.
  • Một số người lái xe còn có thói quen để vật dụng dễ cháy trong xe như đèn bật, diêm, củ sạc, điện thoại. Hơi nóng trong cốp xe làm tăng áp suất các chất lỏng khiến chúng nổ tung và làm hư hỏng, thậm chí cháy xe.
xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-6
Thói quen để nhiều vật linh tinh trong cốp xe không an toàn

Xe máy để ngoài nắng làm tăng áp suất lốp xe

Lốp xe máy là bộ phận quan trọng có chứa các gai lốp và khía rãnh trên lốp xe. Lốp xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường bê tông nhiệt cao 40 – 60 độ sẽ làm:

  • Gai lốp và lốp làm bằng cao su, nhiệt độ lớn làm cao su nóng chảy gây ra vấn đề mòn gai lốp, bề mặt lốp.
  • Theo các chuyên gia, nhiệt độ tăng 10 độ C thì áp suất của lốp sẽ tăng thêm 1 PSI, dễ khiến áp suất quá tải.
  • Nếu áp suất của lốp càng lớn, lốp sẽ bị bào mòn nhanh hơn, gây ra hiện tượng phù lốp, nổ lốp.
xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-7
Nhiệt độ tăng làm tăng áp suất trong lốp xe hoặc phù, phồng lốp

Các biện pháp bảo vệ xe ngoài trời nắng

Tham khảo 2 cách để tự bảo vệ chiếc xe máy của bạn:

Lựa chọn vị trí đỗ xe

Một số nơi đỗ xe lý tưởng khi bắt buộc phải dừng trong thời gian dài:

  • Dưới bóng cây hoặc vị trí có ô, dù che.
  • Để xe dưới hầm chung cư, các bãi đỗ xe có mái che.
  • Nếu không có chỗ đỗ đẹp, bạn nên ưu tiên đỗ trên vỉa hè. Tránh mặt đường nhựa vì đây là vị trí hấp thụ nhiệt rất mạnh.

Sử dụng bạt trùm xe

Chủ phương tiện nên chuẩn bị sẵn áo trùm xe máy còn gọi là bạt trùm xe máy. Đặc điểm của loại bạt trùm này là:

  • Bảo vệ xe máy khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tránh bề mặt sơn bị trầy xước.
  • Bảo vệ xe khỏi nước mưa, nước bẩn và chất lỏng khác.
  • Chất liệu làm bạt trùm là vải dù hoặc vải có tráng nhôm, dày 2 mặt nên sử dụng được lâu.
  • Giá bạt trùm rẻ, dao động từ 50.000 đồng, được bán nhiều trên các sàn TMĐT như shopee, lazada, tiki.
xe-may-de-ngoai-nang-co-sao-khong-8
Nên dùng bạt trùm xe máy khi để ngoài trời nắng

Hy vọng với bài viết này của Điện máy Lucky, bạn đã giải quyết được thắc mắc “xe máy để ngoài nắng có sao không” và đưa ra cách xử lý phù hợp. Để đảm bảo xe an toàn, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ.

Bình chọn post

Tác giả

  • Nguyễn Như Tưởng

    Tôi là Nguyễn Như Tưởng - người thành lập và điều hành trực tiếp các hoạt động tại Điện máy Lucky. Bên cạnh những công việc kinh doanh, tôi còn muốn chia sẻ thêm những kinh nghiệm, kiến thức về ngành hàng đặc thù như bộ dụng cụ rửa xe, hệ thống khí nén và thiết bị sử dụng trong gara, nhà xưởng.

Leave your phone number. We will call you back soon!
Callback request sent! We will contact you soon.
Error sending callback request! Please try again!
Write a email to us!
Email sent! We will contact you soon.
Error sending email! Please try again!