Bạn cần nắm được cách tính điện năng tiêu thụ để tự ước lượng mức chi phí tiền điện, cân đối tiền sinh hoạt trong gia đình. Trong đó, bạn cần đặc biệt quan tâm các dòng sản phẩm “tốn tiền” như điều hòa, TV, tủ lạnh, nồi cơm,… Mời bạn cùng Điện máy Lucky tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Công thức tính điện năng tiêu thụ đạt chuẩn
Công thức tính điện năng tiêu thụ: A=Pxt
Trong đó:
- A: lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian “t” (kWh)
- P: công suất của thiết bị (kW)
- t: thời gian sử dụng (h)
Với nhiều thiết bị điện, nhà sản xuất thường in hẳn đại lượng KWh trên tem hoặc bảng hướng dẫn sử dụng.
Với công thức tính lượng điện tiêu thụ trên, chỉ cần biết được mức công suất của thiết bị là có thể tính được lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị đó. Công suất của thiết bị thường được dán trên vỏ hoặc trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị.
Ví dụ: bạn sử dụng 1 chiếc máy rửa xe công suất 2.2kW trong 1 giờ (xịt rửa liên tục). Bạn sẽ tiêu thụ: 2.2 (kW) x 1 (giờ đồng hồ) = 2.2 (số điện) – Đây chính là điện năng tiêu thụ trong 1 giờ của chiếc máy rửa xe.
Cách tính điện năng tiêu thụ theo mức tiêu thụ điện
Tại Việt Nam có hai loại điện năng tiêu thụ phổ biến đó là điện 1 pha (điện dân dụng) và điện 3 pha (điện kinh doanh). Mỗi loại điện có mức giá khác nhau, được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể.
Tính điện năng tiêu thụ theo giá điện 1 pha
Còn để tính tiền điện 1 pha, bạn còn cần dựa vào mức giá điện (giá 1 số điện khác nhau tùy tình trạng nhà bạn đang sử dụng điện ở bậc mấy). Nhà nước quy ra 5 cấp tiêu thụ điện, cụ thể:
Cấp tiêu thụ điện | Số điện | Giá số điện |
Bậc 1 | 100 số đầu tiên | 1.806,11 đồng/kWh |
Bậc 2 | Từ số 101 – 200 | 2.167,33 đồng/kWh |
Bậc 3 | Từ số 201 – 400 | 2.729,23 đồng/kWh |
Bậc 4 | Từ số 401-700 | 3.250,99 đồng/kWh |
Bậc 5 | Từ số 700 trở đi | 3.612,22 đồng/kWh |
Vì vậy, nếu cần ước lượng chi phí cụ thể, bạn sẽ cần chú ý đến cấp bậc tiêu thụ điện trong nhà đã ở mức mấy rồi => nhân tương ứng với giá đó.
Ví dụ: Vẫn là chiếc máy rửa xe ở trên và vẫn sử dụng trong 1 giờ => tiêu tốn 2.2 số điện.
- Nếu sử dụng khi ở cấp điện số 1, chi phí sẽ là: 2.2 x 1.806,11 = 3.973,442 (đồng)
- Nếu sử dụng khi ở cấp điện số 3, chi phí sẽ là: 2.2 x 2.729,23 = 6.004,306 (đồng).
Tính điện năng tiêu thụ theo giá điện 3 pha
Căn cứ theo Quyết định số 2941/QĐ-BCT quy định về giá bán điện, bảng giá điện kinh doanh loại 3 pha 380V kể từ ngày 09/11/2023 (hiện đang áp dụng) được quy định như sau:
Nhóm đối tượng khách hàng | Giá bán điện (đồng/kWh) |
Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất | |
Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.809 |
b) Giờ thấp điểm | 1.184 |
c) Giờ cao điểm | 3.314 |
Giá bán lẻ điện cho kinh doanh | |
Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 2.870 |
b) Giờ thấp điểm | 1.746 |
c) Giờ cao điểm | 4.937 |
Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp | |
Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông cấp điện áp dưới 6 kV | 1.886 |
Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính sự nghiệp cấp điện áp dưới 6 kV | 2.027 |
Như vậy điện kinh doanh loại 3 pha có 01 mức giá cho 01 thời điểm cụ thể. Bất kỳ hộ kinh doanh/cơ sở kinh doanh, sản xuất nào sử dụng nhiều điện 380V ở khung giờ có điện thấp thì vẫn được tính giá điện thấp.
Trong đó:
Loại giờ | Khung giờ |
Giờ bình thường | Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
Ngày Chủ nhật: Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ). |
Giờ thấp điểm | Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau (06 giờ) |
Giờ cao điểm | Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm. |
Ví dụ: Xưởng sản xuất gỗ sử dụng máy nén khí Lucky 7.5kw 380V trong 3 giờ liên tục, từ 15h00 đến 17h00 ngày thứ 3. Đây là khung giờ bình thường và đối chiếu với bảng giá điện, số tiền điện mà chủ xưởng phải trả là: 7.5 x 1.809 x 3 = 40.7025 VNĐ.
Tại sao cách tính điện năng tiêu thụ vẫn có sai sót?
Cách tính dù có chi tiết và cẩn thận đến đâu thì vẫn có sai sót. Không phải vì công thức hay thiếu mà là vì chúng ta không đủ công cụ tính chuẩn xác nhất. Nhất là khi sử dụng những thiết bị điện.
Những thiết bị sử dụng điện liên tục
Đây là những thiết bị yêu cầu sử dụng điện 24/24, đều đặn qua năm tháng. Điển hình là tủ lạnh, các thiết bị cần cắm điện liên tục dù không sử dụng (như cửa cuốn, đèn, máy bơm nước tự động,…).
Ví dụ như tủ lạnh: nhà sản xuất có cung cấp thông tin về lượng tiêu thụ điện ở tem sản phẩm. Nhưng đó là lượng điện để tủ có thể giữ nguyên 1 mức nhiệt độ cụ thể. Còn khi bạn tăng/giảm nhiệt độ, mở tủ, trữ đông, làm đá,… thì tủ lạnh sẽ cần sử dụng nhiều điện hơn để phục vụ nhu cầu của người dùng.
Những thiết bị dùng điện theo nhu cầu người dùng
Những thiết bị này có thể ví dụ đơn giản như nồi cơm, bếp điện, quạt, điều hòa, nồi chiên không dầu,…
Điển hình là điều hòa: càng sử dụng lâu thì càng tiêu tốn ít điện hơn vì thời gian đầu, điều hòa cần tăng công suất để nhanh chóng đạt được mức nhiệt độ (trên điều khiển).
Trên đây, Điện máy Lucky đã cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề “hot” cách tính điện năng tiêu thụ và công thức tính chuẩn xác.