Cách sửa chữa kích cá sấu trong 5 PHÚT tại nhà

Kích cá sấu là phụ kiện sử dụng trong gara sửa chữa phải chịu tại trọng lớn, làm việc thường xuyên và rất hay gặp sự cố. Vậy bạn đã biết cách sửa chữa kích cá sấu tại nhà mà không cần gọi thợ hay chưa? Cùng Điện máy Lucky tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết sau đây.

cach-sua-chua-kich-ca-sau
Hướng dẫn tự sửa kích cá sấu đơn giản tại nhà

Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi kích cá sấu

Kích cá sấu với tần suất sử dụng lớn nên sau thời gian ngắn sử dụng sẽ dễ gặp tình trạng kích nâng yếu, bàn nâng không lên, các chi tiết có tiếng kêu khi hoạt động.

Các lỗi kích cá sấu thường hay gặp phải

Pad nâng là bộ phận thường hay gặp vấn đề nhất của kích cá sấu. Một số lỗi mà thường hay gặp phải như nâng không dứt khoát, chiều cao nâng không đạt tối đa, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sửa chữa.

Ngoài ra, phần mặt nâng tiếp xúc với gầm xe do phải chịu nhiệt liên tục nên rất dễ bị nứt. Có hiện tượng nứt là do:

  • Phải chịu tải lớn liên tục trong quá trình sử dụng.
  • Mặt nâng làm bằng hợp kim thép có độ cứng lớn tuy nhiên lại rất giòn và dễ vỡ.
cach-sua-chua-kich-ca-sau-1
Pad nâng là bộ phận dễ hỏng nhất của kích cá sấu

Lúc này để đảm bảo an toàn cần thay thế kích mới hoặc sử dụng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà để có thể tận dụng.

Cách sửa chữa kích cá sấu đơn giản tại nhà

Trong trường hợp mặt nâng bị rịa cần gia cố lại để đảm bảo khả năng chịu tải của kích, an toàn trong quá trình sửa chữa kích thủy lực. Cụ thể:

  • Chịu lực tải lớn, kích thủy lực nứt chảy dầu, hao tổn tuổi thọ,… Sử dụng máy hàn để hàn lại các vị trí có dấu hiệu nứt, tăng khả năng liên kết giữa các chi tiết.
  • Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện.
  • Tuy nhiên, vì gia cố lại bằng các mối hàn nên sau thời gian sử dụng liên tục các mối hàn có thể bị bong trở lại.

Vì vậy, nếu kích cá sấu gặp vấn đề như pad bị rịa cần tiến hành mua kích cá sấu thủy lực mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

cach-sua-chua-kich-ca-sau-2
Pad nâng khi bị rịa có thể hàn lại hoặc thay pad nâng mới

Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng kích hay phát ra tiếng kêu lớn tại các vị trí lắp ghép, bạn có thể sử dụng mỡ bò bôi trơn hoặc dầu bôi trơn bổ sung cho các vị trí đó.

Cách sử dụng kích cá sấu đúng cách, hạn chế hư hỏng

Để không phải học cách sửa chữa kích cá sấu, hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Không nâng quá tải trọng của kích, tránh tình trạng sập gầm, rạn nứt pad nâng.
  • Bổ sung mỡ bôi trơn cho các chi tiết kết nối để các bộ phận hoạt động trơn tru, giảm tải trọng khi nâng.
  • Vệ sinh dầu mỡ định kỳ, tránh làm han gỉ lớp sơn tĩnh điện.
  • Khi không sử dụng có thể tháo rời tay đẩy  tránh va đập, biến dạng tay đẩy.
cach-sua-chua-kich-ca-sau-5
Một số lưu ý giúp kích cá sấu có tuổi thọ cao

Trên đây là những hướng dẫn cách sửa chữa kích cá sấu tại nhà mà Kỹ thuật Điện máy Lucky hỗ trợ cho bạn. Mọi thông tin chi tiết cần giải đáp bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được tư vấn 24/7!

Bình chọn post

Tác giả

  • Nguyễn Ngọc Anh

    Tôi là Nguyễn Ngọc Anh - tác giả bài viết của Điện máy Lucky. Tôi đã tham gia vào ngành máy móc, thiết bị rửa xe, khí nén từ những năm 2015, đã có kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ cả trăm gara, nhà xưởng đầu tư hệ thống, thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *