Cách lắp bộ lọc khí nén đạt chuẩn giúp tăng tuổi thọ cho các thiết bị trong hệ thống khí nén, đảm bảo chất lượng khí nén đầu ra phù hợp với các công việc sử dụng khác nhau. Vậy có các mô hình lắp đặt bộ lọc khí nén nào? lắp bộ lọc sao cho bền và tối ưu chi phí?
Xác định vị trí lắp bộ lọc khí nén trong hệ thống
Bộ lọc khí nén có loại mini và dòng công nghiệp. Với mỗi loại, vị trí và cách lắp bộ lọc khí nén sẽ khác nhau.
- Với bộ lọc khí nén mini thường được lắp tại đầu ra của máy nén khí piston, cụ thể như: máy nén khí piston – bộ lọc – thiết bị sử dụng khí nén.
- Bộ lọc công nghiệp gồm 3 cốc lọc, vì vậy các vị trí lắp đặt sẽ có nhiều kiểu khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu về chất lượng khí nén đầu ra của từng lĩnh vực. Ví dụ:
Lĩnh vực sử dụng | Mô hình lắp đặt |
Cơ khí, vệ sinh | Máy nén khí trục vít – bình tích – lọc thô – máy sấy – lọc tinh |
Điện tử | Máy nén khí trục vít – bình tích – lọc thô – máy sấy – lọc tinh – lọc siêu tinh |
Dệt may, thực phẩm | Máy nén khí trục vít – bình tích – lọc thô – lọc tinh – máy sấy – lọc siêu tinh |
Với 1 số lĩnh vực như khai thác đá, khoáng sản không yêu cầu cao về chất lượng khí nén đầu ra có thể không sử dụng bộ lọc khí nén để tối ưu chi phí.
Cách lắp bộ lọc khí nén tối ưu chi phí
Việc lắp đặt bộ lọc khí nén tại vị trí nào trong hệ thống sẽ cho khí nén đầu ra có chất lượng khác nhau. Quy trình lắp đặt cần đảm bảo tính kỹ thuật, cẩn thận để không làm rò rỉ khí nén.
Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt bộ lọc nước khí nén
Để quá trình lắp đặt bộ lọc khí nén đạt hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ:
- Bộ lọc khí nén: chọn đúng loại bộ lọc phù hợp với hệ thống khí nén.
- Đường ống khí nén: chọn loại ống có đường kính ống phù hợp với đường kính ren đầu vào của bộ lọc.
- Các loại phụ kiện lắp đặt: như khớp nối, vòng đệm, cờ lê, tua vít, van khóa,…
Cách lắp bộ lọc khí nén
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, xác định được vị trí lắp đặt bạn tham khảo quy trình lắp đặt bộ lọc khí nén dưới đây:
- Bước 1: Sử dụng khớp nối kết nối đường ống với đầu vào – đầu ra của bộ lọc. Sử dụng băng dính hoặc gioăng đệm để tránh rò rỉ khí nén.
- Bước 2: Lắp van van khóa dưới đáy cốc lọc, lắp thêm cốc xả nước tự động (nếu cần).
- Bước 3: Vận hành thử, kiểm tra áp suất và các vị trí kết nối để tránh rò rỉ khí nén.
Cách vệ sinh và bảo dưỡng bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén giúp lọc bụi bẩn và hơi nước. Vệ sinh và bảo dưỡng bộ lọc khí nén thường xuyên giúp:
- Giảm tắc nghẽn: Lõi lọc có thể bị tắc do bụi bẩn, dầu, nước và các tạp chất, làm giảm hiệu quả lọc và làm giảm hiệu suất của hệ thống khí nén.
- Bảo vệ thiết bị: Bộ lọc giúp bảo vệ các thiết bị trong hệ thống khỏi bị hư hỏng do bụi bẩn và tạp chất trong khí nén.
- Tăng tuổi thọ: Bảo dưỡng định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ của bộ lọc và các thiết bị khí nén khác, giảm chi phí bảo trì và sửa chữa.
Ngoài nắm được cách lắp bộ lọc khí nén, bạn cần tiến hành vệ sinh và bảo dưỡng bộ lọc định kỳ như:
- Xả nước đọng trong cốc lọc, tránh tắc nghẽn trong cốc lọc, giảm hiệu suất lọc khí.
- Vệ sinh bụi bẩn, dầu mỡ phía bên ngoài vỏ cốc lọc, hạn chế han gỉ cốc lọc.
- Làm sạch lõi lọc: dùng bàn chải mềm loại bỏ bụi bẩn bám dính trên màng lọc để tăng khả năng lọc khí. Nếu màng lọc quá bẩn hoặc nhiều dầu có thể dùng dung dịch tẩy rửa nhẹ, không dùng hóa chất ăn mòn mạnh
- Kiểm tra các vị trí gioăng kết nối để đảm bảo không bị rò rỉ khí nén.
Nên bảo dưỡng bộ lọc khí nén định kỳ 3 – 6 tháng/lần và thay lõi lọc khoảng 12 tháng/lần.
Trên đây là toàn bộ cách lắp bộ lọc khí nén mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Mọi thông tin chi tiết cần được hỗ trợ bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được hỗ trợ 24/7!