Bàn ghế gỗ là một trong những đồ nội thất bắt buộc có trong không gian phòng khách, phòng bếp,… nhà bạn. Trước khi bàn ghế gỗ được đưa tới tay người tiêu dùng cần trải qua quy trình sản xuất khắt khe, chuyên nghiệp. Sau đây là những chia sẻ về quy trình sản xuất bàn ghế gỗ chi tiết.
Quy trình sản xuất bàn ghế gỗ chuyên nghiệp
Tuy khác nhau về loại gỗ, kiểu dáng nhưng trên thực tế các công đoạn sản xuất nội thất gỗ đều giống nhau với các bước lên ý tưởng, cắt gỗ tạo khung, lắp ráp.
Các công cụ dùng trong sản xuất bàn ghế gỗ
Để giúp quá trình sản xuất bàn ghế gỗ nhanh chóng, thuận lợi, các chủ xưởng mộc cần đầu tư thêm các loại máy cơ bản sau đây:
- Máy cưa gỗ, máy cắt CNC: Giúp cắt gỗ thành nhiều hình khối khác nhau, phù hợp với từng kích thước bàn ghế.
- Máy mài, máy đánh bóng: Dùng để chà mịn các bề mặt vật liệu gỗ gồ ghề, sần sùi.
- Máy nén khí: Tạo ra khí nén cung cấp cho các thiết bị máy cắt CNC, súng bắn đinh, xì khô, phun sơn dùng hơi,… để tăng hiệu quả sử dụng.
- Súng bắn đinh, súng xì khô, súng phun sơn: Hỗ trợ sửa chữa, lắp ráp các tấm gỗ, tháo vặn ốc, làm khô gỗ ướt,… Các thiết bị này được gọi với cái tên chung là súng dùng hơi – sử dụng khí nén để tạo lực, làm việc.
3 giai đoạn trong quy trình sản xuất bàn ghế gỗ
Theo các chủ xưởng sản xuất gỗ chia sẻ, để làm ra được 1 bộ bàn ghế hoàn chỉnh cần trải qua 3 giai đoạn chính:
- Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế bàn ghế gỗ
Bàn ghế gỗ được đặt trong nhiều không gian phòng khách, phòng thờ, văn phòng,… Mỗi khách hàng có một sở thích khác nhau, kích thước bàn ghế dài, ngắn, trơn, họa tiết. Bước lên ý tưởng thiết kế giúp người thợ định hình được sản phẩm, tăng tốc độ hoàn thiện.
- Bước 2: Lựa chọn loại gỗ và cắt xẻ gỗ
Bộ bàn ghế chất lượng được đánh giá dựa trên vật liệu làm gỗ. Gỗ giá trị càng cao thì giá thành bàn ghế càng đắt. Với sự hỗ trợ của máy cưa gỗ, máy cắt, các tấm gỗ được xẻ nhỏ ra. Sau đó, gỗ được ngâm qua hóa chất chống mối mọt và được sấy khô trước khi đưa vào lắp ráp khung.
- Bước 3: Lắp ráp gỗ tạo thành khung bàn ghế, mài nhẵn và sơn bóng
Dựa vào bản vẽ chi tiết ban đầu, người thợ tiến hành lắp ráp khung bàn ghế. Các tấm gỗ được kết nối với nhau bởi keo dính gỗ chuyên dụng, đinh vít,… Người thợ xử lý đục gọt gỗ, chà nhám để tạo độ mịn và các họa tiết cho bề mặt gỗ.
Khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất bàn ghế gỗ là phun sơn. Các loại sơn được sử dụng trong sơn gỗ là sơn PU, sơn dầu, sơn vecni,… vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa bảo vệ gỗ khỏi tác động nhiệt, mối mọt.
Xem thêm:
Top 3+ loại gỗ làm bàn ghế được ưa chuộng hiện nay
Trong quy trình làm gỗ, bước chọn gỗ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền và nước sơn trên gỗ. Các loại gỗ làm bàn ghế đang được ưa chuộng gồm có:
- Gỗ thông: Gỗ này có thớ gỗ thẳng với đặc tính siêu bền, nhẹ và rất cứng chắc. Gỗ thông có màu đẹp, giá thành rẻ nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất làm bàn ghế gỗ.
- Gỗ mun: Gỗ này có màu đen sẫm, gỗ đặc, chìm trong nước. Gỗ có độ bền cao, ít cong vênh, không mối mọt và khi đánh bóng độ mịn rất cao. Loại gỗ này được phân thành gỗ mun đen, mun sừng, mun hoa, mun sọc,… và giá trị từng loại khác nhau.
- Gỗ hương: Đây là loại gỗ có những đường vân đẹp và thớ mịn, đều không bị xoắn. Gỗ hương có giá trị cao, có chứa nhiều tinh dầu nên có mùi hương rất thơm và không bao giờ bị mối mọt.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về quy trình sản xuất bàn ghế gỗ Điện máy Lucky muốn chia sẻ tới bạn. Nếu có nhu cầu mua các dụng cụ, máy nén khí phục vụ sản xuất bàn ghế gỗ, liên hệ Điện máy Lucky để được tư vấn.