Xe ô tô đi chậm bị giật do nhiều nguyên nhân tác động như lọc gió động cơ bám bụi, bugi bị lỗi, hệ thống phanh hao mòn,… Nguyên nhân thường gặp nhất có thể là do buồng đốt không được cung cấp đủ không khí và nhiên liệu. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trải nghiệm cũng như tính an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt là những đoạn đường có dốc, cao tốc,…
7 lỗi thường gặp khiến xe ô tô đi chậm bị giật cục – Cách xử lý
Thông thường chúng ta nên bảo dưỡng xe ô tô sau mỗi 3000 – 5000km tương đương 3 – 6 tháng/ 1 lần. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật vẫn thường khuyến cáo nên bảo dưỡng xe sớm hơn định kỳ để đảm bảo hiệu suất tốt nhất của động cơ.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu tắc nghẽn
Hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong xe ô tô gồm có: bơm xăng, lọc xăng, kim phun,… Nếu lâu ngày không được vệ sinh, lọc xăng, bơm xăng, kim xăng bị bao phủ bởi bụi, gây cản trở dòng di chuyển của nhiên liệu. Đây là nguyên nhân khiến xe ô tô đi chậm bị giật cục hoặc chết máy đột ngột.
Cách khắc phục: Chủ xe kiểm tra và làm sạch toàn bộ hệ thống phun xăng, tẩy cặn trong đường ống, lọc xăng, bơm xăng, kim phun. Bạn có thể tham khảo một số loại dung dịch vệ sinh hệ thống nhiên liệu như Liqui Moly, Bluchem,… giúp tẩy sạch nhanh chóng và an toàn, không gây han gỉ chi tiết máy.
Xem thêm: Dung dịch vệ sinh kim phun ô tô
Lọc gió động cơ buồng đốt ô tô bám bụi bẩn
Lọc gió động cơ đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo, lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Lọc gió dính bụi bẩn nhiều sẽ khiến động cơ bị nóng, xuất hiện nhiều muội than, giảm hiệu suất đốt cháy. Từ đó dẫn tới xe ô tô đi chậm bị giật và tốn xăng nhiều hơn.
Cách khắc phục: Dùng súng hơi bắn từ trong ra ngoài vào lọc gió. Lọc gió thường làm bằng giấy nên khi xịt bạn lưu ý làm nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh rách lọc gió. Bạn nên thay mới lọc gió nếu có dấu hiệu vỡ, rách.
Cảm biến oxy có nhiều muội than, cong hoặc đứt
Cảm biến oxy lắp đặt ở lỗ có ren ngay trước bộ khí thải động cơ, ở gần cuối đường ống xả. Cảm biến có chức năng đo lường lượng khí oxy còn dư trong khí thải động cơ. Khi cảm biến bị bám muội sẽ làm giảm hiệu suất truyền tải dữ liệu tới ECU.
Điều này dẫn tới lượng nhiên liệu bơm vào dư thừa, làm hao xăng, kim phun làm việc quá tải khiến xe ô tô đi chậm bị giật rung lắc. Xăng không được đốt cháy hết nên theo đường ống thải xả ra ngoài, tạo ra mùi khó chịu.
Cách khắc phục: Bạn dùng vôn kế để kiểm tra cảm biến oxy. Điện thế cảm biến ở mức 0.4 – 0.45V là mức bình thường. Nếu mức điện thế thay đổi bất thường, hãy kiểm tra lỗi ở cảm biến (bụi bẩn, cong, đứt,…) để tìm cách vệ sinh hoặc thay mới.
Bướm ga ô tô bị bám bụi bẩn
Khi đạp bàn ga, bướm ga mở ra cho phép gió đi vào trong ống góp hút. Khi quan sát thấy bướm ga xuất hiện muội đen xung quanh hoặc bên trong họng hút sẽ khiến động cơ xe khó nổ, nổ không đều, xe ô tô đi chậm bị giật mạnh.
Cách khắc phục:
- Bạn tháo cáp acquy để đảm bảo an toàn hệ thống điện.
- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng xịt vào bên trong cửa nạp thân bướm ga và chờ 1 – 2 phút.
- Chủ xe dùng khăn lau sạch bên trong và bên ngoài cánh bướm ga để loại bỏ muội than tích tụ.
- Kiểm tra các cạnh của thân bướm ga có bị ăn mòn hoặc tích tụ cacbon không? Trường hợp cánh bướm ga bị nứt, rỗ hoặc hư hỏng thì chủ xe nên thay mới.
Hệ thống đánh lửa gặp trục trặc
Bugi, bộ pin đánh lửa có thể gặp một số lỗi do sử dụng lâu ngày hoặc ảnh hưởng từ sự hao mòn của hệ thống khác. Những vấn đề thường gặp với bugi là bugi mòn điện cực, bugi chảy điện cực, vỡ đầu sứ bugi, bugi bị muội than. Lỗi này dẫn đến động cơ khó khởi động, làm xe ô tô đi chậm bị giật, rung lắc.
Cách khắc phục: Sau khi kiểm tra và thấy bugi có các dấu hiệu hư hỏng như trên, chủ xe tiến hành vệ sinh các điểm tiếp xúc của bugi và thay mới kịp thời để bảo vệ động cơ xe.
Hệ thống phanh đĩa bị hao mòn
Má phanh, phanh đĩa bị mòn là nguyên nhân dẫn tới xe ô tô đi chậm bị giật, xuất hiện tiếng kêu ken két mỗi khi đạp phanh. Hậu quả của lỗi này gây ra xe bị lệch khi phanh, phanh không ăn, vô lăng rung giật khi phanh.
Cách khắc phục: Kiểm tra phanh xem có dấu hiệu của nứt, mòn hoặc cong vênh do ngoại lực tác động không? Nếu có chủ xe nên mang phương tiện ra tiệm sửa chữa để thay mới.
Vòng bi bánh xe hư hỏng
Khi xe chạy nhanh tốc độ cao, vòng bi bánh xe lỏng lẻo sẽ khiến xe ô tô đi chậm bị giật rung lắc, thậm chí khiến xe dừng lại khi đang chạy. Nguyên nhân dẫn tới vòng bi hư hỏng là do xe thường xuyên di chuyển trên đường gập ghềnh, khiến bi bị mòn và vỡ. Nhiệt độ động cơ tăng bất thường cũng khiến vòng bi quá tải hoặc do vòng bi thiếu dầu bôi trơn nên bị lỗi.
Cách khắc phục: Chủ xe dùng súng bắn bulong để siết chặt lại ốc vít tại trục vít của ổ bi. Bạn có thể tra thêm dầu cho ổ bi hoặc thay ổ bi mới nếu bi bị vỡ.
Xem thêm:
Thời gian bảo dưỡng động cơ ô tô để tránh đi chậm bị giật
Theo nhà sản xuất ô tô, để tránh xe ô tô đi chậm bị giật, giảm hiệu suất, chủ xe nên vệ sinh định kỳ theo mốc quãng đường và thời gian di chuyển:
Tên bộ phận xe | Quãng đường | Thời gian |
Vệ sinh lọc gió | 5.000 – 10.000km | 6 – 12 tháng/1 lần |
Vệ sinh lọc xăng, bơm xăng | 15.000 – 20.000km | 10 – 12 tháng/1 lần |
Vệ sinh bướm ga | 20.000 – 30.000km | 12 – 18 tháng/1 lần |
Bugi | 20.000 – 30.000km | 12 – 18 tháng/1 lần |
Lưu ý: Nếu xe đi lại thường xuyên trong các điều kiện môi trường ô nhiễm, thời tiết mưa gió, bão lũ, để ngoài không có mái che thì thời gian vệ sinh thiết bị sẽ sớm hơn dự kiến. Đặc biệt, chủ xe không tự ý sửa chữa tại nhà khi động cơ còn nóng, không đủ dụng cụ thiết bị vệ sinh.
Hy vọng bài viết này giúp chủ xe hiểu rõ nguyên nhân và cách sửa chữa xe ô tô đi chậm bị giật đúng cách. Bạn có thể cập nhật thêm những kiến thức hay tại website Điện máy Lucky.