Tổng hợp 13 lỗi hay gặp và cách sửa máy ra vào lốp chi tiết A-Z

Máy ra vào lốp là một trong những thiết bị quan trọng để tháo lắp lốp xe trong các tiệm sửa chữa xe chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dù máy tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi hỏng hóc đôi lúc. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách sửa máy ra vào lốp và bảo dưỡng máy ra vào lốp định kỳ.

sua-may-ra-vao-lop
Tổng hợp các lỗi máy ra vào lốp và cách sửa triệt để

Xem thêm:

13 lỗi thường gặp ở máy ra vào lốp và cách sửa

Trong quá trình hoạt động, do sai sót trong lắp đặt máy, máy ra vào lốp có thể sẽ xuất hiện một số lỗi yêu cầu người thợ phải tiến hành sửa chữa. Dưới đây là tổng hợp một số lỗi cơ bản thường gặp và cách sửa máy ra vào lốp tương ứng.

Nhóm lỗi về điện và điều khiển

Lỗi máy ra vào lốp về điện và hệ thống điều khiển thường hay gặp phải nhất trong quá trình sử dụng bởi các bộ phận này phải làm việc thường xuyên, chịu tác động lực trực tiếp từ người dùng. Nhóm lỗi về điện và hệ thống điều khiển gồm các lỗi cụ thể như:

1, Cháy cầu chì – thường do quá tải hoặc chập điện

Cầu chì là bộ phận đảm bảo nguồn điện được lưu thông trong máy ra vào lốp đảm bảo máy hoạt động ổn định. Trong quá trình sử dụng khi cầu chì bị cháy, nguồn điện không được lưu thông khiến máy ngừng hoạt động.

Cầu chì bị cháy có thể là do:

  • Quá tải điện: dòng điện cung cấp vượt quá khả năng chịu đựng của cầu chì do máy phải làm việc quá sức như lốp quá cứng so với khả năng làm việc của máy ra vào lốp.

  • Kết nối điện bị lỗi: các tiếp điểm hoặc dây dẫn bị lỏng hoặc hư hỏng có thể làm tăng điện trở và dẫn đến cháy cầu chì.

  • Lỗi trong mạch điều khiển: Máy ra vào lốp thường có một hệ thống điều khiển phức tạp. Nếu có sự cố trong mạch điều khiển, như relay hỏng hoặc board mạch bị lỗi, cũng có thể dẫn đến quá tải điện và cháy cầu chì.

sua-may-ra-vao-lop-1
Cách sửa cầu chì máy ra vào lốp

Trong trường hợp này bạn cần:

  • Kiểm tra và thay cầu chì: Nếu cầu chì đã cháy, cần thay cầu chì mới áp điện áp phù hợp với máy.
  • Kiểm tra tải trọng máy: Đảm bảo rằng máy không bị sử dụng quá tải.
  • Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra dây điện, các đầu nối và mạch điều khiển xem có dấu hiệu hư hỏng nào không.

2, Không điều khiển được đầu tháo lốp của máy

Đầu tháo lốp của máy ra vào lốp không điều khiển được có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân có thể kể đến như:

Nguyên nhân máy ra vào lốp bị hỏng Cách sửa máy ra vào lốp
Lỗi mạch điện hoặc điều khiển
  • Kiểm tra nguồn điện và cầu chì của máy, đảm bảo máy có điện và cầu chì không bị cháy.
  • Kiểm tra các kết nối điện, nhất là các công tắc, relay hoặc board mạch điều khiển, xem có dấu hiệu hư hỏng nào không.
Lỗi công tắc hoặc nút điều khiển
  • Kiểm tra công tắc hoặc các nút bấm trên bảng điều khiển, xem có bị kẹt hay bị hỏng không.
  • Nếu công tắc bị hỏng, thay mới hoặc sửa chữa lại.
Hỏng bộ điều khiển hoặc board mạch điện tử
  • Kiểm tra board mạch và các linh kiện điện tử xem có dấu hiệu cháy nổ, vỡ hoặc hư hỏng không.
  • Nếu board mạch bị hỏng, có thể cần phải thay thế hoặc sửa chữa.
sua-may-ra-vao-lop-3
Đầu tháo lốp bị hỏng do nguồn điện

3, Mâm quay tự định tâm không quay và có tiếng kêu trong mô tơ

Mô tơ phát ra tiếng kêu có thể do mô tơ bị hỏng hoặc bị kẹt như ổ bị hoặc cuộn dây mô tơ bị cháy khiến mô tơ không quay được hoặc quay không ổn định. Khi thấy tiếng kêu trong mô tơ bạn cần:

  • Kiểm tra mô tơ: Xem mô tơ có bị kẹt không, có thể thử tháo mô tơ ra và quay bằng tay để kiểm tra xem nó có quay mượt mà hay không.
  • Kiểm tra ổ bi: Nếu mô tơ có ổ bi bị hư hỏng, nó có thể gây tiếng kêu và làm mô tơ không quay. Thay thế ổ bi hoặc sửa chữa mô tơ nếu cần.

Mâm quay tự định tâm của máy ra vào lốp không quay có thể là do:

  • Mô tơ của mâm quay bị kẹt hoặc bị hỏng.
  • Bánh răng, trục hoặc dây curoa bị mòn, gãy hoặc kẹt, mâm quay sẽ không thể hoạt động.
  • Hệ thống ly hợp hoặc khớp nối giữa mô tơ và mâm quay bị hỏng.
sua-may-ra-vao-lop-4
Mâm quay bị lệch tâm không thể tháo lốp

Khắc phục lỗi liên quan đến mâm quay cần:

  • Kiểm tra mô tơ có hoạt động bình thường không. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, thay mới.
  • Kiểm tra các bộ phận truyền động như bánh răng, trục, dây curoa và thay thế nếu cần.
  • Đảm bảo rằng ly hợp hoặc khớp nối giữa mô tơ và mâm quay hoạt động bình thường.

Nhóm lỗi về khí nén và cơ cấu truyền động

Máy ra vào lốp làm việc sử dụng cả điện và khí nén, khi khí nén gặp vấn đề khiến cho hệ thống chuyển động của máy không thể hoạt động. Lỗi liên quan đế khí nén và cơ cấu truyền động gồm:

4, Vòng tháo lốp tự định tâm không quay – thường do hỏng bộ truyền động

Vòng tháo lốp tự định tâm không quay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như bộ truyền động, mô tơ, hệ thống điều khiển điện từ,… Cụ thể:

Nguyên nhân vòng tháo lốp không hoạt động Cách sửa máy ra vào lốp
Mô tơ bị kẹt hoặc quá tải
  • Kiểm tra mô tơ: Ngắt nguồn điện và kiểm tra mô tơ để xem có dấu hiệu cháy nổ, bị kẹt hay không. Thử quay mô tơ bằng tay để xem nó có quay mượt mà không.
  • Kiểm tra ổ bi và bộ phận bên trong mô tơ: mô tơ bị kẹt do ổ bi hư hỏng hoặc bộ phận bên trong bị mòn. Nếu cần, thay thế hoặc sửa chữa mô tơ.
Bánh răng, dây curoa hoặc trục quay bị kẹt
  • Tháo máy và kiểm tra các bộ phận cơ khí như bánh răng, trục, hoặc dây curoa. Nếu có bộ phận nào bị mòn, gãy, lỏng hoặc kẹt, cần thay thế hoặc điều chỉnh lại.
  •  Nếu máy sử dụng dây curoa để truyền động, kiểm tra độ căng của dây curoa. Nếu dây curoa lỏng hoặc mòn, thay mới.
Hệ thống ly hợp hoặc khớp nối giữa mô tơ và vòng tháo lốp bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách
  • Kiểm tra ly hợp: đảm bảo hoạt động bình thường và không bị kẹt hoặc hư hỏng. Nếu ly hợp bị mòn hoặc không hoạt động, cần thay thế.
  • Kiểm tra bộ khớp nối: Kiểm tra bộ khớp nối giữa mô tơ và vòng tháo lốp, đảm bảo chúng không bị mòn hoặc gãy.
Vòng tháo lốp có thể bị kẹt nếu có bụi bẩn hoặc thiếu dầu bôi trơn
  • Vệ sinh vòng tháo lốp: Làm sạch các bộ phận cơ khí liên quan đến vòng tháo lốp. Loại bỏ bụi bẩn hoặc các vật cản có thể gây kẹt.
  • Bôi trơn vòng tháo lốp: Thêm dầu bôi trơn vào các bộ phận quay để giảm ma sát và giúp vòng tháo lốp quay mượt mà.
sua-may-ra-vao-lop-5
Vòng tháo lốp định tâm không quay

5, Bộ cổ chia hơi bị xì và 4 vấu kẹp mâm bị yếu

Lỗi liên quan đến bộ cổ chia hơi và vấu kẹp mâm quay là lỗi liên quan đến hệ thống khí nén cung cấp cho máy ra vào lốp. Trong đó

Bộ cổ chia hơi bị xì có thể là do:

Nguyên nhân bộ cổ chia hơi bị xì Cách sử máy làm lốp
Mối nối bị hỏng Xem các mối nối và ống dẫn khí có bị lỏng hoặc bị rỉ không. Vặn chặt lại các mối nối nếu cần.
Vòng đệm bị hỏng Kiểm tra vòng đệm xung quanh bộ cổ chia hơi. Nếu vòng đệm bị mòn, thay thế bằng vòng đệm mới.

Vấu kẹp mâm bị yếu, hoạt động với độ chính xác thấp là do áp suất khí không đủ để cung cấp cho máy. Ngoài ra vấu kẹp gặp vấn đề là do lọc khí bị tắc, vấu kẹp sử dụng lâu ngày bị mòn hoặc bị kẹt do bụi bẩn. Trong trường hợp này bạn cần:

  • Đảm bảo áp suất khí nén cung cấp cho máy ổn định từ 8 – 10bar.
  • Làm sạch hoặc thay thế bộ lọc khí nếu bộ lọc quá bẩn hoặc màng lọc bị bục.
  • Kiểm tra các vấu kẹp xem có bị mòn, rỉ sét hoặc kẹt không. Nếu có bụi bẩn, làm sạch chúng. Nếu vấu kẹp bị mòn, thay thế các vấu kẹp mới.
sua-may-ra-vao-lop-7
Vấu kẹp máy làm lốp bị yếu do bị mòn hoặc khí nén áp suất yếu

6, Không ép được lốp sụp talong lốp xe

Máy không ép được lốp tức không thể ép mép lốp vào trong vành của mâm lốp, làm cho talong của lốp không vào đúng vị trí. Lỗi này bắt nguồn từ 4 nguyên nhấn chủ yếu:

Nguyên nhân máy ra vào lốp không ép được lốp Cách sửa máy ra vào lốp
Áp suất khí nén không đủ mạnh
  • Kiểm tra áp suất khí: đảm bảo áp suất khí đầu vào từ 8 – 10bar.
  • Kiểm tra bộ lọc khí: bộ lọc không bị tắc, màng lọc hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra các van và đường ống khí: Đảm bảo không có rò rỉ khí tại các van điều khiển, mối nối hoặc các đường ống dẫn khí.
Kẹp lốp bị yếu
  • Kiểm tra vấu kẹp mâm: Nếu 4 vấu kẹp mâm yếu cần kiểm tra lại áp suất khí cung cấp cho hệ thống kẹp lốp, khí nén hoạt động tốt, không có rò rỉ.
  • Điều chỉnh lại lực kẹp
Lốp quá cứng hoặc mép lốp bị dính chặt
  • Sử dụng chất bôi trơn: để làm giảm ma sát giữa mép lốp và vành mâm. Bôi chất bôi trơn đều xung quanh mép lốp và mâm trước khi ép.
  • Đảm bảo mép lốp không bị hư hỏng: Nếu có vết rách hoặc hư hỏng, có thể gây khó khăn trong quá trình ép lốp.
Hệ thống ép lốp hoạt động không đúng cách hoặc bị hỏng
  • Kiểm tra bánh quay ép lốp: Đảm bảo rằng con lăn hoặc bánh quay ép lốp hoạt động bình thường. Nếu có vấn đề về mạch điều khiển hoặc các bộ phận cơ khí bị mòn, cần sửa chữa hoặc thay thế.
  • Kiểm tra điều chỉnh áp lực ép: bằng cách thay đổi lực tác động của con lăn hoặc hệ thống ép phù hợp với kích thước lốp.

7, Bộ vấu kẹp bị đơ (không chạy) hoặc kẹp bị yếu

Bộ vấu kẹp máy ra vào lốp bị đơ hoặc bị yếu là do khí nén không đủ áp hoặc bộ vấu kẹp đã dùng quá lâu, đã đến lúc cần thay thế. Cụ thể nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ:

  • Khí nén không đủ áp suất hoặc bị rò rỉ, các van điều khiển bị hỏng khiến khí nén được cung cấp không đều.
  • Vấu kẹp quá cũ nên có thể bị mòn hoặc kẹt khiến cho quá trình di chuyển của vấy kẹp bị yếu. Hoặc cũng có thể do vấu kẹp bị bẩn, thiếu dầu bôi trơn.
sua-may-ra-vao-lop-7
Bộ váu kẹp máy lèm lốp bị hỏng

Trong trường hợp này bạn cần:

  • Kiểm tra áp suất khí nén, đảm bảo khí nén không bị rò rỉ, khí nén cung cấp cho máy có áp suất từ 8 – 10bar.
  • Tháo bộ phận vấu kẹp ra và vệ sinh sạch sẽ. Loại bỏ bụi bẩn, cặn bã hoặc dầu mỡ thừa có thể gây cản trở cho cơ chế hoạt động.
  • Dùng dầu bôi trơn chuyên dụng để bôi trơn các bộ phận chuyển động của vấu kẹp. Điều này giúp vấu kẹp hoạt động mượt mà và giảm ma sát.

Lỗi cơ cấu cơ khí, phụ tùng

Nhóm lỗi thứ 3 liên quan đến máy ra vào lốp nằm ở cơ khí và các phụ kiện đi kèm với máy. Các lỗi này rất thường hay gặp phải nếu máy không được bảo dưỡng định kỳ, sử dụng máy sai cách. Cụ thể:

8, Mâm quay tự định tâm không tháo được lốp ra

Mâm quay tự định tâm có nhiệm vụ giữ mâm lốp ổn định và xoay để hỗ trợ quá trình tháo lốp, nhưng nếu nó không quay sẽ khiến cho quá trình tháo lốp gặp khó khăn. Nguyên nhân khiến mâm quay không thể hoạt động là do:

  • Khí nén bị rò rỉ, áp suất khí nén bị yếu không đủ áp lực để mâm quay hoạt động.
  • Mâm quay hoạt động lâu ngày bị bụi bẩn, bị ket, dầu bôi trơn bị thiếu.
  • Mô tơ quay mâm bị hỏng, bộ cảm biến bị lỗi khiến mâm quay không thể hoạt động.
sua-may-ra-vao-lop-8
Cách sửa mâm quay không tháo được lốp

Trong trường hợp này, cách sửa máy ra vào lốp chuẩn xác nhất gồm:

  • Kiểm tra các vị trí kết nối đường dẫn khí nén đảm bảo không có tình trạng rò rỉ.
  • Kiểm tra và làm sạch mâm quay, loại bỏ bụi bẩn, cặn bã có thể làm tắc nghẽn và gây kẹt.
  • Sử dụng dầu bôi trơn chuyên dụng để bôi trơn các bộ phận quay của mâm tự định tâm.

9, Không điều chỉnh bàn đạp trở về vị trí giữa

Hệ thống bàn đạp giúp điều chỉnh bộ phận vấu kẹp, mỏ vịt giúp quá trình tháo vỏ lốp nhanh chóng. Bộ bàn đạp được kết nối trực tiếp với hệ thống khí nén, vì vậy khi hệ thống bàn đạp gặp vấn đề nguyên nhân chính bắt nguồn từ:

  • Lỗi hệ thống khí nén, áp suất khí không đủ để bàn đạp hoạt động.
  • Bàn đạp bị kẹt do bụi bẩn, thiếu dầu bôi trơn.
  • Các bộ phận cơ khí như trục quay, bánh răng hoặc khớp nối bị mòn hoặc hư hỏng theo thời gian
  • Hệ thống điều khiển bàn đạp bị hỏng, như các cảm biến, bộ vi xử lý hoặc các bộ phận điều khiển cơ học.
  • Lò xo hỗ trợ việc quay lại vị trí của bàn đạp bị gãy hoặc mất lực đàn hồi.
sua-may-ra-vao-lop-9
Bộ bàn đạp bị hỏng lò xo không trở về vị trí ban đầu

Cách sửa máy ra vào lốp với lỗi bàn đạp cần:

  • Kiểm tra lò xo nếu nó có bị gãy hoặc mất lực cần thay lò xo mới.
  • Kiểm tra tất cả các bộ phận điều khiển, từ cảm biến đến mạch điện, để đảm bảo chúng hoạt động chính xác.
  • Kiểm tra các bộ phận cơ khí liên quan đến bàn đạp như trục, bánh răng, và khớp nối để xác định xem chúng có bị mòn, hư hỏng hoặc gỉ sét không, nếu bị mòn hoặc hư hỏng, cần thay thế chúng để bàn đạp hoạt động bình thường.
    Tháo và làm sạch các bộ phận của bàn đạp. Loại bỏ bụi bẩn và cặn bã để bàn đạp có thể di chuyển dễ dàng hơn.

10, Cậy tháo lốp bị rách mép lốp

Cậy tháo lốp bị rách mép lốp bắt nguồn từ máy hoặc cũng có thể do kỹ thuật của thợ sửa chữa. Cụ thể các nguyên nhân khiến quá trình móc lốp bị rách gồm:

  • Cậy lốp với lực quá mạnh mà không dùng đủ các công cụ hỗ trợ sẽ dễ làm lốp bị rách.
  • Lốp quá cũ hoặc bị nứt do thời gian sử dụng dài hoặc tiếp xúc với các yếu tố môi trường.
  • Mâm lốp bị cong hoặc không đúng kích cỡ có thể gây lực tác động mạnh lên mép lốp khi tháo.
  • Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng chất bôi trơn cho lốp và mâm có thể gây ma sát lớn, dễ dẫn đến việc lốp bị rách khi tháo.

Với các lỗi liên quan đến kỹ thuật của thợ sửa chữa, bạn cần tìm hiểu lại về quy trình làm việc. Với các lỗi liên quan đến máy cần:

  • Đảm bảo mâm lốp không bị cong vênh, méo hoặc biến dạng. Nếu mâm có vấn đề, bạn cần thay mâm mới để đảm bảo việc tháo lốp không gây hư hỏng.
  • Trước khi tháo, sử dụng chất bôi trơn chuyên dụng như dầu bôi trơn lốp hoặc xà phòng.

11, Bộ điều áp bị hỏng và bình chứa nhớt bị bể

Bộ điều áp có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất khí và bảo vệ các bộ phận cơ khí của máy, vì vậy cần xử lý kịp thời để tránh các hư hỏng nặng hơn. Bộ điều áp bị hỏng là do:

  • Máy nén khí cung cấp áp suất quá cao hoặc quá thấp, bộ điều áp có thể bị hư hỏng hoặc không hoạt động hiệu quả.
  • Cặn bã hoặc bụi có thể xâm nhập vào bộ điều áp, làm kẹt hoặc làm giảm hiệu quả làm việc.
  • Do vật liệu lão hóa theo thời gian, đặc biệt là các gioăng, ron, hoặc các bộ phận bên trong bị mài mòn.
sua-may-ra-vao-lop-9
Bộ chỉnh áp bị bị hỏng không thể điều chỉnh áp suất mát

Để sửa máy ra vào lốp lỗi bắt nguồn từ bộ điều áp cần:

  • Đảm bảo rằng máy nén khí cung cấp đủ và ổn định áp suất từ 8-10 bar đối với máy ra vào lốp.
  • Nếu bộ điều áp bị hỏng hoặc không còn hoạt động hiệu quả, cần thay thế bộ điều áp mới.
  • Nếu bộ điều áp chỉ bị tắc nghẽn bởi bụi hoặc cặn, bạn có thể tháo ra và vệ sinh.

12, Không tháo lốp được – do hỏng bộ phận kẹp mâm, khí nén yếu

Kẹp mâm có vai trò rất quan trọng trong việc giữ mâm lốp ổn định trong quá trình tháo lốp. Nếu bộ phận này bị hỏng hoặc không hoạt động đúng, bạn sẽ không thể kẹp mâm chặt vào vị trí để tháo lốp.

Một số nguyên nhân khiến kẹp mâm bị hỏng và cách sửa:

Lỗi máy ra vào lốp do kẹp mâm Cách sửa máy ra vào lốp
Mô tơ kẹp mâm bị hỏng Kiểm tra mô tơ có bị kẹt không, nếu nguyên nhân không phải do bị kẹt có thể mô tơ đã bị hỏng và cần thay mới.
Bánh răng, dây curoa hoặc khớp nối có thể bị mòn hoặc gãy Cần thay mới
Bộ điều khiển kẹp mâm bị lỗi Kiểm tra các van, cảm biến, và các bộ phận điều khiển đảm bảo các bộ phận này hoạt động chính xác, và thay thế các linh kiện bị hỏng.

13, Kẹp lốp không chặt hoặc bị trượt

Kẹp lốp không chặt có thể do khí nén cung cấp cho máy bị yếu không đủ áp suất để máy làm việc. Vì vậy trước khi sử dụng cần cung cấp khí nén cho máy với áp suất từ 8 – 10bar.

Ngoài ra lỗi này còn bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

  • Các vấu kẹp hoặc bộ phận cơ khí của bộ kẹp có thể bị mòn do sử dụng lâu dài hoặc không được bảo dưỡng đúng cách.
  • Các bộ phận như bánh răng, dây curoa, hoặc các khớp nối có thể bị hỏng hoặc mòn, gây mất lực kẹp.
  • Cảm biến hoặc van điều khiển bị lỗi.
  • Mâm hoặc lốp có thể bị dính nhớt, dầu, hoặc các chất bẩn khác, khiến bộ kẹp không thể bám chắc.
sua-may-ra-vao-lop-10
Van chia hơi bị hỏng, lượng khí nén không được phân bổ đều

Trong trường hợp này bạn cần:

  • Kiểm tra và thay thế các bộ phận cơ khí của bộ kẹp như vấu kẹp, bánh răng, dây curoa bị mòn hoặc hư hỏng.
  • Vệ sinh mâm và lốp để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhớt và các chất trơn trượt.
  • Điều chỉnh lực kẹp và đảm bảo các bộ phận được cài đặt chính xác.

Trên đây là toàn bộ các lỗi máy ra vào lốp thường gặp nhất và cách sửa máy ra vào lốp chi tiết từng lỗi được chia sẻ bởi kỹ thuật Điện máy Lucky. Mọi thông tin chi tiết cần được hỗ trợ bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được hỗ trợ trực tiếp 24/7!

Bình chọn post

Tác giả

  • Nguyễn Như Tưởng

    Tôi là Nguyễn Như Tưởng - người thành lập và điều hành trực tiếp các hoạt động tại Điện máy Lucky. Bên cạnh những công việc kinh doanh, tôi còn muốn chia sẻ thêm những kinh nghiệm, kiến thức về ngành hàng đặc thù như bộ dụng cụ rửa xe, hệ thống khí nén và thiết bị sử dụng trong gara, nhà xưởng.

Leave your phone number. We will call you back soon!
Callback request sent! We will contact you soon.
Error sending callback request! Please try again!
Write a email to us!
Email sent! We will contact you soon.
Error sending email! Please try again!