A-Z cách đào hố móng cầu nâng một trụ nổi, âm nền loại Việt Nam và Ấn Độ

Khi lắp đặt cầu nâng rửa xe ô tô thì đào móng cầu là việc quan trọng. Nó là yếu tố quyết định đến sự vững chắc của thiết bị khi vận hành. Vậy đào hố móng cầu nâng một trụ như thế nào để chuẩn kỹ thuật nhất? Chi tiết được nêu ra trong bài viết dưới đây.

Đào móng cầu nâng rửa xe ô tô như thế nào?

Các loại cầu nâng một trụ phổ biến hiện nay

Cầu nâng 1 trụ là loại cầu nâng ô tô chuyên được các gara sử dụng để rửa gầm xe. Hiện nay trên thị trường có 2 dòng sản phẩm cầu nâng một trụ chính là dạng âm nền và dương nền, được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ hoặc sử dụng trực tiếp hàng Việt Nam.

Phân loại cầu nâng một trụ theo hình dáng lắp đặt

So sánh đặc điểm giữa 2 dòng sản phẩm được ưa chuộng hiện nay:

So sánh Cầu nâng một trụ dạng nổi Cầu nâng một trụ dạng âm nền
Đặc điểm
  • Trọng tải nâng tối đa 4 tấn
  • Chiều cao nâng tối đa 1.6m
  • Mặt bàn xoay 360 độ
  • Trọng tải nâng tối đa 4 tấn
  • Chiều cao nâng tối đa 1.6m
  • Mặt bàn xoay 360 độ
Ưu điểm
  • Thi công nhanh chóng, đào hố móng đơn giản hơn loại âm nền.
  • Xe ô tô lên dễ dàng vì có thiết kế dạng cầu.
  • Dễ vệ sinh xung quanh cầu nâng.
  • Thiết kế dạng âm nền, bằng với mặt sàn => mang tính thẩm mỹ cao.
  • Mặt bàn bằng với mặt đất nên bền hơn. Độ cong vênh thấp.
Nhược điểm
  • Tính thẩm mỹ thấp hơn
  • Thời gian thi công lâu hơn
Giá thành
  • Khoảng trên 60 triệu
  • Khoảng 50 – 70 triệu

Phân loại cầu nâng một trụ theo quốc gia sản xuất

Trên thị trường hiện nay sử dụng chủ yếu cầu nâng 1 trụ nhập khẩu từ Ấn Độ hoặc sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Còn một số sản phẩm từ Hàn Quốc, Trung Quốc,… nhưng không được ưa chuộng nhiều. Dưới đây là sự so sánh về 2 dòng sản phẩm của Việt Nam và Ấn Độ.

So sánh Cầu nâng Việt Nam Cầu nâng Ấn Độ
Thông số kỹ thuật
  • Trọng tải nâng 4 tấn tối đa.
  • Chiều cao nâng 1.6m tối đa.
  • Mặt bàn xoay 360 độ.
  • Trọng tải nâng tối đa 4.5 tấn (tùy loại cầu).
  • Chiều cao nâng tối đa 1.5m.
  • Mặt bàn xoay 360 độ.
Sự khác nhau
  • Có thể chủ động sản xuất theo yêu cầu của gara (đảm bảo chất lượng đạt chuẩn).
  • Phù hợp với môi trường, thực trạng sử dụng trong nước.
  • Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra tình trạng.
  • Sản xuất theo khuôn mẫu có sẵn để xuất khẩu ra các nước khác.
Giá thành
  • Rẻ hơn do sản xuất trong nước.
  • Dao động từ 50 – 70 triệu.
  • Đắt hơn do mất phí vận chuyển nước ngoài.
  • Dao động từ 60 – 80 triệu.

Cách đào hố móng cầu nâng một trụ theo từng loại

Để lắp đặt và sử dụng được cầu nâng 1 trụ thì bước đào hố móng là quan trọng bậc nhất. Giống như xây 1 căn nhà, việc đào hố cần phải thực hiện cẩn trọng để đảm bảo sự chắc chắn.

Cách đào hố móng cầu nâng một trụ dạng nổi

Cầu nâng ô tô 1 trụ dạng nổi thường được sử dụng tại những gara chuyên cung cấp dịch vụ rửa xe (nền bê tông và không quan tâm nhiều đến tính thẩm mĩ). Dưới đây là các bước lắp đặt ứng với 2 dòng sản phẩm cầu nâng từ Việt Nam và Ấn Độ.

Cách lắp đặt hố móng cầu nâng một trụ dạng nổi hàng Việt Nam

  • Bước 1: Đào hố móng cầu nâng 1 trụ có chiều sâu khoảng 2.4m, diện tích 1m².
  • Bước 2: Đan sắt và đổ bê tông. Bạn cần đáp ứng tiêu chuẩn sắt 6, đan 2 tầng vuông 1mx1m. Phần đá sẽ trộn theo tỉ lệ: 1 xi, 2 cát, 3 đá. Đổ bê tông xuống phần móng với chiều dày khoảng 40cm.
  • Bước 3: Làm phần bao của móng cầu sẽ chuẩn bị 2 ống cầu có chiều cao 1m, lòng trong 80cm và hạ xuống hố móng cầu nâng 1 trụ.
  • Bước 4: Sau khi đã hạ ống cống xuống hố móng cầu nâng rửa xe ô tô. Ta sẽ tiến hành đổ phần cát xung quanh để cố định ống công được chắc.
  • Bước 5: Đào đường ống dẫn dầu rộng 40cm và sâu 40cm từ tim cầu vào đến phần đặt bình dầu là 4m – 4.3m.
Phần hố móng cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ cần đáp ứng độ chắc chắn

Cách lắp đặt hố móng cầu nâng một trụ dạng nổi hàng Ấn Độ

  • Bước 1: Đào hố móng cầu một trụ sâu khoảng 2.5m, diện tích 1m².
  • Bước 2: Đan sắt và đổ bê tông dày khoảng 0.4m.
  • Bước 3: Đổ phần cát xung quanh để cố định ống chắc chắn.
  • Bước 4: Đào đường ống dẫn dầu rộng 0.4m và sâu 0.4m từ tim cầu vào đến phần đặt bình dầu là 4m – 4.3m.

Cách đào hố móng cầu nâng một trụ dạng âm nền

Cầu nâng 1 trụ âm nền thường được các gara chuyên nghiệp ưa chuộng. Sản phẩm có thiết kế chìm xuống mặt nền, mang tính thẩm mỹ cao và ô tô cũng dễ lên cầu.

Cách lắp đặt hố móng cầu nâng một trụ dạng âm nền hàng Việt Nam

  • Bước 1: Đào hố móng cầu nâng 1 trụ có chiều sâu khoảng 2.6m, diện tích 1m². Đào sâu hơn vì đây là dòng cầu âm nền, cần đào thêm để phần mặt bàn chìm xuống dưới.
  • Bước 2: Đan sắt và đổ bê tông. Bạn cần đáp ứng tiêu chuẩn sắt 6, đan 2 tầng vuông 1mx1m. Phần đá sẽ trộn theo tỉ lệ: 1 xi, 2 cát, 3 đá. Đổ bê tông xuống phần móng với chiều dày khoảng 40cm.
  • Bước 3: Làm phần bao của móng cầu sẽ chuẩn bị 2 ống cầu có chiều cao 1m, lòng trong 80cm và hạ xuống hố móng cầu nâng 1 trụ.
  • Bước 4: Sau khi đã hạ ống cống xuống hố móng cầu nâng rửa xe ô tô. Ta sẽ tiến hành đổ phần cát xung quanh để cố định ống công được chắc.
  • Bước 5: Đào đường ống dẫn dầu rộng 40cm và sâu 40cm từ tim cầu vào đến phần đặt bình dầu là 4m – 4.3m.

Cách lắp đặt hố móng cầu nâng một trụ dạng âm nền hàng Ấn Độ

  • Bước 1: Đào hố móng cầu nâng 1 trụ có chiều sâu khoảng 2.7m, diện tích 1m².
  • Bước 2: Đan sắt và đổ bê tông dày khoảng 0.4m.
  • Bước 3: Đổ phần cát xung quanh để cố định ống chắc chắn.
  • Bước 4: Đào đường ống dẫn dầu rộng 0.4m và sâu 0.4m từ tim cầu vào đến phần đặt bình dầu khoảng 4m.
Cách đào hố móng cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ

Lưu ý khi đào hố móng cầu nâng một trụ

Ngoài làm theo đúng các bước hướng dẫn trên thì những lưu ý dưới đây bạn cũng nên nắm rõ.

Lưu ý khi đào hố móng cầu nâng một trụ loại nổi

Cầu 1 trụ lắp kiểu nổi về cơ bản thi công sẽ dễ hơn cầu nâng âm nền, điều cần lưu ý:

  • Khi đào hố móng cầu nâng ô tô 1 trụ mà gặp phải đất dồn cát thì sẽ có hiện tượng bị sạt cát. Bạn nên ép cừ để tránh cát trôi ở bên cạnh vào hố móng.
  • Với trọng tải của các loại xe ô tô cộng thêm sức nặng của bộ cầu nâng, áp lực đặt lên cho phần móng nền hết sức lớn và dễ bị sụt lún gây tai nạn nếu không được đảm bảo trong khâu gia cố (sắt, đá).
Đường kính hố móng cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ

Lưu ý khi đào hố móng cầu nâng một trụ loại âm nền

Cầu nâng 1 trụ lắp kiểu âm nền cần đào hố móng nhiều hơn loại lắp nổi, vậy nên cần chú ý một số lưu sau đây:

  • Phần hố móng nên đào chuẩn kích thước 1m², nếu đào quá nhỏ sẽ không lọt vừa, đào quá to thì lại phải bổ sung cát quá nhiều để lấp đầy được kẽ hở. Điều này sẽ khiến cho phần ty cầu nâng không được giữ vững theo phương thẳng đứng gây khó khăn và nguy hiểm cho việc vận hành.
  • Hố móng được đào sâu hơn nên cần thời gian để khô và chắc chắn. Chúng tôi khuyên bạn nên để bê tông nghỉ trong khoảng 7 ngày, đảm bảo an toàn khi sử dụng về sau này.

Qua bài viết trên tôi đã chia sẻ cho các bạn về cách đào hố móng cầu nâng 1 trụ chuẩn kỹ thuật. Hy vọng bạn đã nắm được chi tiết các bước làm và những lưu ý khi thực hiện công việc này. Chúc các bạn thành công.

Bình chọn post

Tác giả

  • Nguyễn Như Tưởng

    Tôi là Nguyễn Như Tưởng - người thành lập và điều hành trực tiếp các hoạt động tại Điện máy Lucky. Bên cạnh những công việc kinh doanh, tôi còn muốn chia sẻ thêm những kinh nghiệm, kiến thức về ngành hàng đặc thù như bộ dụng cụ rửa xe, hệ thống khí nén và thiết bị sử dụng trong gara, nhà xưởng.

Leave your phone number. We will call you back soon!
Callback request sent! We will contact you soon.
Error sending callback request! Please try again!
Write a email to us!
Email sent! We will contact you soon.
Error sending email! Please try again!