Máy nén khí (hay còn gọi là máy bơm hơi, máy bơm khí nén, máy nén) là thiết bị có khả năng tăng áp suất của không khí, tạo khí nén đầu ra có áp lực cao cung cấp cho các dụng cụ, máy móc làm việc. Cấu tạo máy nén khí tùy vào từng dòng sẽ có thiết kế khác nhau, đảm bảo về lưu lượng cũng như áp lực của khí nén đầu ra. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể thông qua nội dung dưới đây.
Cấu Tạo Chung Của Máy Nén Khí
Tùy vào từng loại máy nén khí sẽ có thiết kế và hình dạng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung về mặt cấu tạo sẽ gồm các bộ phận chính như sau:
Động cơ: hay còn gọi là mô tơ máy giúp cung cấp năng lượng cho máy hoạt động. Động cơ được quấn bằng dây đồng hoặc dây nhôm, điện áp 220V hoặc 380V tùy vào từng loại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
Cụm đầu nén: gồm các piston hoặc cặp trục vít xoắn kết nối với động cơ. Tại đây, không khí được nén và tạo áp lực với mức áp suất đầu ra từ 6 – 12bar.
Bình chứa khí: được làm bằng thép tấm chuyên dụng, phủ sơn tĩnh điện. Bình chứa có tác dụng chứa khí và duy trì mức áp suất ổn định cho khí nén. Tùy vào từng loại mà bình tích có thể gắn liền trên máy nén khí hoặc tách rời.
Hệ thống làm mát: không khí trong quá trình nén sẽ sinh ra nhiệt lớn. Vì vậy hệ thống làm mát giúp giảm nhiệt độ khí nén sau quá trình nén, đảm bảo an toàn cho người dùng, thiết bị máy sử dụng đồng thời giúp máy nén hoạt động ổn định, tránh quá tải nhiệt. Hệ thống làm mát gồm quạt tản nhiệt và dầu bôi trơn.
Van an toàn: giúp đảm bảo áp suất trong bình không vượt quá mức cho phép. Khi áp suất trong bình chứa vượt quá ngưỡng cho phép, van an toàn tự động xả khí ra ngoài, tránh tình trạng nổ bình chứa.
Bộ lọc khí: thường được lắp tại đường khí vào giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất khỏi khí nén trước khi không khí đi vào đầu nén.
Hệ thống điều khiển: Giám sát và điều chỉnh hoạt động của máy hoạt động. Người dùng có thể theo dõi và điều chỉnh áp suất khí nén đầu ra phù hợp với các thiết bị sử dụng khí nén.
Phân loại và cấu tạo từng dòng máy nén khí phổ biến hiện nay
Dựa vào cấu tạo máy nén khí mà máy được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại máy có khả năng cung cấp khí nén khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 4 loại máy bơm hơi được sử dụng phổ biến là máy nén piston, máy trục vít, máy nén lý tâm và máy không dầu.
Máy nén khí piston
Máy nén khí kiểu piston là loại máy nén được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Máy được sử dụng phổ biến trong các tiệm xe máy/ô tô, xưởng mộc, xưởng cơ khí quy mô vừa và nhỏ.
Cấu tạo máy nén khí piston nói chung hay cấu tạo máy nén khí công nghiệp nói riêng tương đối đơn giản gồm 3 bộ phận chính:
- Mô tơ điện: gồm mô tơ dây nhôm hoặc đồng, sử dụng điện 220V hoặc 380V, trong đó mô tơ dây đồng được sử dụng phổ biến hơn bởi dây đồng có độ bền cao hơn dây nhôm.
- Đầu nén: được làm bằng nhôm, đúc liền khối với các piston. Tùy vào công suất đầu nén sẽ có từ 1 – 3 piston.
- Bình chứa: được gắn trực tiếp trên thân máy, dung tích từ 70 – 500 lít.
Ngoài ra, máy được trang bị các phụ kiện như đồng hồ đo áp, van chỉnh áp, bánh xe, tay kéo thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Máy nén khí trục vít
Máy nén khí kiểu trục vít có thiết kế dạng hình hộp chữ nhật với cấu tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi tính kỹ thuật cao ở người dùng. Cụ thể cấu tạo máy nén khí trục vít gồm:
- Đầu nén máy gồm cặp trục vít thiết kế dạng xoắn hoạt động xoay tròn với nhau để tạo áp lực khí.
- Mô tơ điện 100% sử dụng điện 380V, được gắn liền với đầu nén.
- Bình chứa máy thiết kế dạng rời, kết nối với máy nén trục vít bằng đường ống dẫn khí.
- Bình dầu thủy lực: chứa dầu bôi trơn, có thước đo dầu.
- Bảng điều khiển: dạng nút bấm hoặc cảm ứng dễ dàng thiết lập trạng thái máy hoạt động.
Máy nén khí ly tâm
Máy nén khí ly tâm thuộc loại máy nén khí trục vít có lưu lượng khí nén lớn sử dụng trong các hoạt động sản suất công nghiệp quy mô lớn. Máy không sử dụng piston, trục vít hay cuộn dây để tiến hành nén khí nên thiết kế và cấu tạo máy nén khí tương đối khác so với 2 loại máy bơm hơi trên gồm:
- Cánh quạt: là bộ phận chính của máy nén ly tâm có nhiệm vụ hút không khí vào và tạo ra lực ly tâm để tăng tốc không khí, giúp chuyển động không khí ra ngoài và tăng áp suất.
- Buồng nén: là nơi chứa không khí sau khi được nén bởi cánh quạt. Buồng nén có thể chia thành nhiều giai đoạn để tăng áp suất khí nén đầu ra.
- Động cơ: có thể là động cơ điện hoặc hơi nước, cung cấp năng lượng cho cánh quạt quay.
- Bộ làm mát: giúp làm giảm nhiệt độ của khí nén, giữ cho hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.
Máy nén khí không dầu
Máy nén không dầu có khả năng cung cấp khí nén đầu ra sạch tới 99%, độ ồn thấp, an toàn sức khỏe cho người dùng. Máy nén khí piston không dầu có cấu tạo tương tự như cấu tạo máy nén khí công nghiệp, tuy nhiên đầu nén không thiết kế bình dầu.
Với các dòng máy nén không dầu phổ thông có cấu tạo gồm:
- Đầu nén (hay còn gọi là mô tơ): được thiết kế liền trục với nhau. Các đầu nén hoạt động độc lập, được quấn 100% bằng dây đồng, điện 220V sử dụng trực tiếp điện dân dụng tại Việt Nam.
- Bình chứa: giúp chứa và duy trì khí nén ở mức áp suất ổn định. Bình chứa được gắn trực tiếp lên máy, được làm bằng thép tấm chuyên dụng có khả năng chịu áp lực từ 8 – 10bar.
- Bảng điều khiển: gồm đồng hồ áp và núm chỉnh áp giúp theo dõi và điều chỉnh áp suất máy phù hợp với các thiết bị sử dụng khí nén khác nhau.
Ứng Dụng Của Các Dòng Máy Nén Khí
Máy bơm khí nén có đa dạng các loại máy khác nhau, khả năng cung cấp khí nén khác nhau, chất lượng khí nén đầu ra khác nhau nên phù hợp với đa dạng các công việc khác nhau. Cụ thể:
Ứng dụng máy nén khí có dầu | Ứng dụng máy nén không dầu |
|
|
Trên đây là toàn bộ cấu tạo máy nén khí của các loại máy bơm hơi được sử dụng phổ biến hiện nay mà chúng tôi tổng hợp được. Mọi thông tin chi tiết cần được giải đáp bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ 24/7!