Sử dụng máy lạnh 1 thời gian, máy lạnh bắt đầu có hiện tượng làm việc không được hiệu quả, không làm lạnh được như thời gian đầu. Nguyên nhân chủ yếu là máy lạnh bị bám nhiều bụi bẩn, làm giảm hiệu suất làm việc. Bạn hãy kiểm tra và vệ sinh máy tại nhà trước gọi thợ đến sửa.
Xem thêm:
- Vệ sinh sofa tại nhà đơn đơn giản
- Vệ sinh laptop tại nhà đơn giản
6 bước vệ sinh máy lạnh tại nhà
Vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ giúp máy lạnh trong gia đình sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí thuê thợ, đồng thời tiết kiệm chi phí điện do máy lạnh làm việc không hiệu quả, không đạt hiệu suất tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết vệ sinh máy lạnh tại nhà sạch nhất chỉ với 6 bước đơn giản và những lưu ý vệ sinh máy lạnh định kỳ
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh tại nhà
Vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản bạn cần có:
- Máy bơm vệ sinh – gia đình có máy rửa xe gia đình sẽ giúp vệ sinh máy lạnh nhanh và thuận tiện hơn. Máy rửa xe gia đình giúp đánh rửa bụi bẩn nhanh chóng, đặc biệt đánh rửa tấm lọc và dàn nóng của máy lạnh.
- Thang chữ A để vệ sinh máy lạnh trên cao.
- Túi nilon đủ rộng để bảo bên ngoài máy lạnh
- Bình xịt vệ sinh máy lạnh.
- Chổi cọ rửa.
- Khăn lau khí.
- Nếu gia đình bạn có máy hút bụi, tận dụng máy hút bụi để vệ sinh máy lanh điều hòa nhanh hơn.
Bước 2: Ngắt nguồn điện
Trước khi thực hiện vệ sinh máy lạnh, bạn cần phải ngắt kết nối nguồn điện. Kiểm tra bằng bút thử điện để đảm bảo nguồn điện được ngắt kết nối hoàn toàn, đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh.
Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh điều hòa
Vị trí đầu tiên cần vệ sinh là dàn lạnh điều hòa.
- Cố định túi nilon bên dưới dàn lạnh để hứng nước và bụi bẩn khi tháo vỏ ngoài và các bộ phận bên trong dàn lạnh.
- Đưa vỏ ngoài và tấm lọc bụi bên trong máy lạnh xuống dưới để vệ sinh sau.
- Sử dụng chổi cọ để vệ sinh các bộ phận bên trong máy lạnh. Lưu ý quét khô trước ( nếu có máy hút bụi, sử dụng máy hút bụi để vệ sinh máy lạnh điều hòa nhanh hơn), sau đó sử dụng bình xịt vệ sinh để làm mềm các vết bẩn lâu ngày. Tiếp tục sử dụng chổi cọ nước để đánh bẩn. Lặp lại 2 – 3 lần để làm sạch hoàn toàn các chi tiết bám bẩn.
- Sau khi vệ sinh các chi tiết gắn trên máy lạnh. Bạn tiếp tục đánh rửa tấm lọc và vỏ ngoài máy giặt. Với tấm lọc, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh rửa cẩn thận, tránh làm rách lưới. Sau đó để khô, ráo nước trước khi lắp đặt lại.
Bước 4: Vệ sinh dàn nóng điều hòa
Cục nóng thường để ngoài trời, bám rất nhiều bụi bẩn và các loại con trùng nhỏ. Sử dụng máy rửa xe gia đình hoặc sử dụng vòi nước điều chỉnh áp lực trung bình để đánh rửa vỏ ngày, các khe lốc máy và đánh rửa quạt. Lưu ý, không xịt rửa trực tiếp vào mạch, tránh bị hỏng, chập sau khi vệ sinh.
Sử dụng khăn khô để lau khô máy lạnh, nếu có máy nén khí gia đình và súng khi khô, bạn nên tận dụng để làm khô dàn nóng nhanh hơn.
Bước 5: Lắp đặt hoàn thiện các bộ phận
Sau khi các bộ phận được vệ sinh sạch sẽ, được hong khô hoàn toàn, bạn thực hiện lắp đặt các bộ phận ( lưu ý: các bộ phận phải được lau khô trước khi thực hiện lắp đặt).
Lắp đặt các bộ phận dàn lạnh, dàn nóng: Lắp đặt các bộ phận về vị trí cũ: lắp đặt tầm lọc, vỏ máy lạnh, các bộ phận dàn nóng.
Bước 6: Kiểm tra hoạt động máy lạnh
Bật lại nguồn điện và bật máy lạnh. Nếu như máy chạy êm và hiệu quả làm việc tốt hơn, bạn đã hoàn thành việc vệ sinh máy lạnh tại nhà rất hiệu quả.
Một số lưu ý để sử dụng máy lạnh hiệu quả nhất:
- Vệ sinh máy lạnh định kỳ khoảng 3 tháng lần để tăng hiệu suất làm việc và vệ sinh máy lạnh nhanh hơn khi bạn để quá lâu ngày mới vệ sinh.
- Không nên hạ nhiệt độ quá thấp khi mới bật máy, làm mất cân bằng và máy hoạt động rất nhanh bị hỏng.
Bài viết trên đây là những bước vệ sinh máy lạnh tại nhà và những lưu ý quan trong trong từng bước. Hy vọng bài viết giúp bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc liên hệ hotline: 0934.423.166 – 097.369.8910 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.