Quy trình sản xuất gỗ Mdf – Chia sẻ từ các chủ xưởng gỗ

Gỗ Mdf là dòng gỗ ép công nghiệp, được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bàn ghế, tủ đựng quần áo, kệ treo tường,… Quy trình sản xuất gỗ Mdf được chia thành 2 kiểu quy trình: khô và ướt. Mỗi quy trình yêu cầu cách thực hiện khác nhau.

quy-trinh-san-xuat-go-mdf-1
Có hai quy trình sản xuất gỗ Mdf: khô và ướt

Trang thiết bị máy móc phục vụ quy trình sản xuất gỗ Mdf

Trong quá trình làm ra gỗ Mdf, các chủ xưởng cần đầu tư thêm một số trang thiết bị chính sau đây để giúp hoạt động sản xuất được nhanh và tiện lợi hơn.

  • Máy nghiền: Nghiền các loại đầu gỗ, thanh gỗ nhỏ, ván gỗ vụn thành mùn cưa, bột gỗ mịn.
  • Máy cắt: Hỗ trợ cắt, chia nhỏ các tấm gỗ ép Mdf thành các phần có kích thước nhỏ hơn phù hợp với đồ nội thất cần sử dụng.
  • Máy ép nhiệt: Ép bột gỗ thành khuôn, cán trực tiếp màng phenolic trên MDF, ván dăm, ván dăm hoặc ván ép,…
  • Máy trộn bột gỗ: Hỗ trợ trộn bột khô, bột ướt nhanh chóng, không tốn công sức. 
  • Máy sấy gỗ: Giúp sấy khô gỗ thành phẩm để tránh ẩm mốc, mối mọt.
  • Máy nén khí: Tạo ra khí nén áp lực cao vận hành các máy cắt, máy sấy, máy ép nhiệt, sục khí trộn bột khô,…

Chú ý: Đối với quy trình làm gỗ công nghiệp, quy mô xưởng từ vừa đến lớn, bạn cần đầu tư hệ thống máy khí nén trục vít. Hệ thống cung cấp lượng lớn khí nén với tần suất ổn định, qua đó giúp nhà xưởng làm việc với hiệu suất cao hơn và ổn định hơn.

quy-trinh-san-xuat-go-mdf-2
Máy nén khí trục vít sử dụng trong các nhà máy sản xuất gỗ

Tóm tắt 2 quy trình sản xuất gỗ Mdf

Gỗ Mdf được người dùng đánh giá có giá thành rẻ, nhẹ và độ bám dính sơn cao. Gỗ được thu hoạch từ các xưởng gỗ sẽ được đưa về nhà máy sản xuất gỗ Mdf để xử lý nghiền vụn thành bột gỗ.

Quy trình khô sản xuất gỗ Mdf

Bột gỗ thành phẩm do máy nghiền tạo ra được trộn với các chất phụ gia và keo trong máy trộn. Các loại keo thường được dùng trong sản xuất gỗ Mdf là UF, PF, MF, UF, MF, PF. Sau đó, quy trình sản xuất gỗ Mdf khô được thực hiện như sau:

  • Bột gỗ có chứa keo và phụ gia gọi là bột sợi. Bột sợi được trải ra khuôn bằng máy rải cào thành 2 – 3 tầng tùy theo cỡ dày của ván ép định sản xuất.
  • Các lớp bột được chuyển qua máy ép nhiệt để ép từng tầng 1, 2,3 sau đó thực hiện ép tất cả các tầng lại với nhau.
  • Các tấm ván gỗ Mdf được sản xuất ra, được xử lý cắt, bo biên, chà nhám và phân loại theo từng kích thước.
quy-trinh-san-xuat-go-mdf-3
Các lớp bột gỗ được ép chặt vào nhau dưới lực ép mạnh

Quy trình ướt sản xuất gỗ Mdf

Khác với quy trình sản xuất gỗ Mdf khô, bột gỗ được trộn cùng lượng nước vừa đủ để vón thành dạng vẩy. Sau đó, công nhân tại xưởng sẽ tiến hành:

  • Bột gỗ ướt được vẩy đều lên các mâm ép, cào rải thành 2 – 3 tầng như quy trình khô.
  • Máy ép nhiệt thực hiện ép lần 1 bột gỗ thành các tấm ván có độ dày nhất định.
  • Các lớp ván gỗ Mdf được ép sơ bộ ở lần 1 được tiếp tục ép lần 1 để tạo độ dày mong muốn và gia tăng nhiệt để rút hết hơi nước ra.
  • Gỗ ép Mdf thành phẩm được xử lý cắt gọt, chà nhám, bo biên trước khi đưa đến các các cơ sở sản xuất đồ nội thất gỗ Mdf.

Liên quan:

quy-trinh-san-xuat-go-mdf-4
Gỗ Mdf thành phẩm trải qua nhiều khâu cắt gỗ, ép gỗ, chà nhám,…

Lưu ý khi sơn gỗ Mdf vừa nhanh, vừa lên màu đẹp

Gỗ Mdf sau khi được hoàn thiện sẽ được chuyển qua bước sơn màu. Trước khi sơn, người thợ cần đảm bảo bề mặt gỗ Mdf đã được chà nhám mịn, làm sạch và khô ráo chưa. Để lớp sơn được lên màu chuẩn nhất và sơn nhanh hơn, người thợ nên sử dụng súng phun sơn, con lăn và chổi sơn.

quy-trinh-san-xuat-go-mdf-5
Gỗ Mdf bám sơn dễ dàng và bền màu

Với sự hỗ trợ từ máy nén khí, khí áp lực cao tạo lực đẩy mạnh giúp tăng hiệu suất sơn, tiết kiệm công sức cho người thợ. Khi sơn gỗ Mdf, bạn cần sơn phủ toàn bộ các góc cạnh để tránh ẩm mốc. Hãy đợi cho lớp sơn khô hoàn toàn trước khi sử dụng gỗ MDF, tránh vết sơn nhòe, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư các máy nén khí, súng dùng hơi,… phục vụ quy trình sản xuất gỗ Mdf, hãy liên hệ Điện máy Lucky để được tư vấn. Điện máy Lucky với hơn 10 năm kinh nghiệm cam kết bán hàng chính hãng 100%, bảo hành 12 tháng, giao tận nơi.

Bình chọn post

Tác giả

  • Nguyễn Ngọc Anh

    Tôi là Nguyễn Ngọc Anh - tác giả bài viết của Điện máy Lucky. Tôi đã tham gia vào ngành máy móc, thiết bị rửa xe, khí nén từ những năm 2015, đã có kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ cả trăm gara, nhà xưởng đầu tư hệ thống, thiết bị.